ĐẠM CÁ, hay còn gọi là phân đạm cá hay đạm cá, là dung dịch lên men vi sinh của cá, chứa nhiều đạm đã phân hủy thành dạng amino acid. Loại phân này có hàm lượng nitơ (đạm sinh học) thiên nhiên cao hơn nhiều so với hầu hết các loại phân hoá học thường dùng. Bên cạnh đó nó còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển và tăng cường dưỡng chất cho đất. Bài viết này tập trung vào cách sử dụng đạm cá cho cây trồng.
Việc sử dụng phân bón vô cơ, chứa nhiều nitơ hóa học khiến cây trồng dễ bị tổn thương trước các biến động của thời tiết, côn trùng và dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, phân bón nitơ tổng hợp sẽ bay hơi vào khí quyển và góp phần gây ra khí nhà kính. Ngoài ra, nếu các loại phân bón vô cơ thấm vào nước ngầm, suối, sông và đại dương sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Dịch đạm cá cung cấp một nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời cho cây và đất mà lại không gây hại cho môi trường xung quanh. Một lợi ích khác của việc sử dụng dịch đạm cá là cải thiện nguồn thức ăn lành mạnh, kích thích các vi sinh vật có lợi tồn tại trong đất.
Một số loại vi sinh vật có lợi tồn tại trong đất cũng tổng hợp nitơ (ví dụ: vi khuẩn nitrat hóa). Khi được bón dịch đạm cá với dinh dưỡng thích hợp, chúng tăng số lượng và tạo ra nitơ hữu cơ nhiều hơn để rễ cây hấp thụ. Nhờ đó, chúng giúp cải thiện sức sống của cây trồng và tăng sản lượng đất mới lên gấp 6 lần.
Dịch đạm cá đặc biệt hữu ích trong việc:
Bón cây: Các chất dinh dưỡng trong dịch đạm cá được giải phóng, được hấp thụ nhanh hơn các loại phân hữu cơ khác, giúp tăng cường nhanh dinh dưỡng cho cây trồng.
Xanh lá: Rau lá xanh được hưởng lợi trực tiếp từ nitơ bổ sung trong dịch đạm cá.
Kích cây con: Sử dụng dịch đạm cá giúp cây con và cây trồng mới phát triển nhanh chóng và ổn định.
Cách sử dụng đạm cá cho cây trồng
Pha loãng
Dịch đạm cá đậm đặc có thể được pha loãng với tỷ lệ 1/300, tức là hoà tan 1 lít dịch đạm cá đậm đặc trong 330 lít nước sạch. Đạm cá dạng dịch phù hợp với các loại cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng qua lá, thân và rễ, nên rất phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá…
Cách sử dụng đạm cá để ươm giống, xuống giống
Tưới dung dịch pha loãng đạm cá vào đất, trộn đều với đất trước khi ươm giống, xuống giống.
Cách sử dụng đạm cá cho cây lương thực
Với cây lương thực như cây lúa, sau khi cấy hoặc sạ lúa đến lúc cho nước vào ruộng, hãy phun hoặc châm dung dịch đạm cá theo luồng nước vào ruộng. Định kỳ 5-7 lần/ngày.
Cách sử dụng đạm cá cho nhóm rau củ quả
- Nhóm rau ăn lá như cải xanh, xà lách, cải bắp mồng tơi, rau muống, cần tây… Tưới định kỳ 5-7 ngày/lần.
- Nhóm cây lấy trái như bắp, bầu, bí, su su, ớt, cà chua… Tưới định kỳ 7-10 ngày/lần.
- Nhóm cây lấy củ như gừng, khoai tây, cà rốt, củ cải, khoai lang, su hào… Tưới định kỳ 15 ngày/lần.
Cách sử dụng đạm cá cho cây ăn quả, cây dược liệu và cây công nghiệp
- Nhóm cây ăn quả như sầu riêng, bưởi, chanh, ổi, mãng cầu, bơ, nhãn lồng… Tưới định kỳ 15 ngày/lần.
- Nhóm cây dược liệu như đinh lăng, cà gai leo, vông nem, cỏ ngọt… Tưới định kỳ 15 ngày/lần.
- Nhóm cây công nghiệp như cà phê, trà, tiêu, mắc ca, cao su… Tưới định kỳ 15-30 ngày/lần.
Liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng cơ bản là: 1 lít Đạm Cá DGREEN pha được 300 lít nước sạch, phun được 3.000 m2 hoặc tưới được 1.000 m2 diện tích bề mặt cây trồng.
Ghi chú: có thể tăng liều lượng và tần suất tưới trong trường hợp cây chậm phát triển hoặc khi cần kích thích tăng trưởng.
Dgreenhome.com – Thỏa sức sống xanh