Năm 2019, nhân loại đã nhận được cảnh báo: 30 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã công bố kết quả của một chương trình nghiên cứu qui mô lớn trong 3 năm của họ về ngành nông nghiệp toàn cầu và họ kết luận rằng ngành công nghiệp chăn nuôi đang phá hủy hành tinh này và gây nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta.
Một nhà nghiên cứu giải thích rằng: “Nhân loại đang đặt ra thách thức cho sự ổn định của Trái Đất và việc cần làm là tìm ra giải pháp cho sự cải tiến nông nghiệp toàn cầu”. Một số người bênh vực ngành công nghiệp chăn nuôi trong nhiều năm về việc chúng không ảnh hưởng đến môi trường mà không đưa ra các bằng chứng thuyết phục, các nhà khoa học đã chứng minh điều ngược lại bằng các nghiên cứu chính xác và được công bố rộng rãi. Năm 2018 trên tờ báo tên “Nature” với tiêu đề: “Giảm việc tiêu thụ thịt là cần thiết để ngăn chặn biến đổi khí hậu”, năm 2017 trên báo “Bioscience Journal”, tiêu đề: “Hơn 16.000 nhà khoa học trực tiếp cảnh báo về sức khỏe của nhân loại”, năm 2016 trên báo “National Academy of Sciences”, tiêu đề: “Ảnh hưởng sâu sắc của việc giảm tiêu thụ thịt”.
Những nghiên cứu này có xu hướng nói về vấn đề biến đổi khí hậu và việc kháng thuốc kháng sinh được xem như là một trong các mối đe dọa lớn nhất. Con người đang sử dụng thuốc kháng sinh với số lượng lớn trong công nghiệp chăn nuôi, hệ quả khi chúng ta sử dụng các sản phẩm có chứa các loại thuốc này, chúng đột biến và đe dọa đến các nhân tố kháng sinh có sẵn trong hệ miễn dịch.
Có những cá nhân ngoài kia đang hành động nhằm cứu vãn tình hình, việc cá nhân tự hành động là rất tốt tuy nhiên để giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh và xa hơn là biến đổi khí hậu thì đòi hỏi thực hiện nhiều hơn thế, chưa kể đến việc thuyết phục thế giới giảm sử dụng thịt là chuyện bất khả thi.
Trong vòng 50 năm, các nhà môi trường học, chuyên gia sức khỏe toàn cầu và các nhà hoạt động cho động vật đã gần như “van xin” thế giới giảm việc sử dụng thịt, tuy nhiên việc sử dụng thịt vẫn liên tục lập các kỉ lục mới về số lượng sử dụng. Năm 2019, mỗi người Việt Nam sử dụng khoảng 33 kg thịt heo và 12 kg thịt bò, con số trung bình của thế giới vào năm đó là khoảng 50 kg. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ vào khoảng 9 tỉ người và với việc gia tăng dân số như hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tăng sản lượng sản xuất từ 70 – 100% mới đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho toàn nhân loại. Vậy, chúng ta cần làm gì trước thách thức được đặt ra như vậy ?
Chúng ta vẫn cần sản xuất ra thịt nhưng bằng một cách hoàn toàn mới. Đầu tiên là việc sản xuất thịt từ cây trồng, thay vì trồng cây và đem chúng để nuôi động vật. Kĩ thuật này gọi là “biomimicry” – bắt chước tự nhiên. Bò kho chay, chả cá chay… các loại đồ ăn tên mặn nhưng được làm từ đậu, rau củ là một ví dụ điển hình về kĩ thuật này ở Việt Nam. Kĩ thuật thứ hai, nuôi cấy từ tế bào gốc, thay vì nuôi một con vật sống, lấy thế hệ F1 của chúng, nuôi lớn và giết chúng, thì chúng ta sẽ nuôi chúng trực tiếp từ khi chúng chỉ là tế bào. Chỉ mất 6 ngày thay vì 6 tuần để có một con gà đạt chuẩn thương phẩm. Kĩ thuật này rất tân tiến và chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng hi vọng trong tương lai, với sự mở cửa thế giới và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, Việt Nam có thể tiếp cận và thực hiện được kĩ thuật nuôi cấy tế bào này.
VÍ dụ về “Biomimicry”
Có vài điều cần làm rõ về vấn đề này. Chúng ta cần tin tưởng rằng chúng ta sẽ làm được. Đã có những công ty sản xuất được thực phẩm thịt từ thực vật nhằm đáp ứng nhu cầu của những người không thể tiêu thụ được sản phẩm động vật sống. Họ đang cung cấp những thực phẩm chất lượng, đáp ứng các nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi ở các sản phẩm thịt như màu sắc, mùi vị, kết cấu món ăn sau khi nấu mà không cần dùng đến chất hóa học hay kháng sinh và cũng đang góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Hiện nay cũng đã có các công ty nghiên cứu quá trình sản xuất thực phẩm bằng việc nuôi cấy tế bào, nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, chưa có sản phẩm được thương mại hóa.
Các kĩ thuật này được kì vọng sẽ hiệu quả trong việc sản xuất, vì nếu như vậy, giá thành sản xuất sẽ giảm xuống. Tuy rất tiềm năng nhưng hiện nay các công ty vẫn đang đánh cược với những gì mình đang có, và việc chung sức với nhau là rất cần thiết nhằm tạo ra sự cách mạng cho nền công nghiệp chăn nuôi.
Chúng ta không phá hủy hay ngăn chặn ngành chăn nuôi mà chúng ta thay đổi nó theo hướng tốt hơn. Chúng ta cần giá trị kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu, đội ngũ marketing và lượng người tiêu dùng lớn nhằm tự tin thể hiện rằng chúng ta có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ của ngành chăn nuôi truyền thống. Chúng ta cũng cần sự quan tâm của chính phủ, mỗi năm chính phủ chi rất nhiều tiền cho việc nghiên cứu và phát triển làm sao để cải thiện sức khỏe cho người dân, và đã đến lúc họ nhìn nhận nghiêm túc về một khía cạnh tối ưu và hiệu quả hơn, thay vì việc “van xin” người dân ăn ít thịt hơn. Mỗi năm, có hàng nghìn người chết vì kháng thuốc kháng sinh và đến năm 2050, con số này có thể tăng lên 10 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, bên cạnh đó biến đổi khí hậu và các hệ quả của nó vẫn đang diễn ra và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nơi ở của các thế hệ sau này.
Kháng thuốc kháng sinh và biến đổi khí hậu là lời kêu cứu của Trái đất với chúng ta, trong lúc đó ngành công nghiệp chăn nuôi đang làm mọi thứ trầm trọng hơn. Chúng ta không thể cắt giảm lượng thịt tiêu thụ cho đến khi chúng ta tìm được giải pháp thay thế cho chúng. Kĩ thuật bắt chước tự nhiên và nuôi cấy tế bào là hai điểm sáng mà chúng ta có trong tay để cứu hành tinh này.
Đã đến lúc chúng ta cần huy động các nguồn lực nhằm tạo ra một cuộc cách mạng mới cho nền nông nghiệp.
Nguồn: The next global agricultural revolution