Cách trồng mướp đắng trong chậu trên sân thượng thu hoạch đến không ngờ
Giàn mướp đắng tươi tốt trên sân thượng nhà chị Nga
Cách ươm hạt: Hạt mướp đắng được ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh khoảng 4 giờ đồng hồ. Sau đó dùng khăn giấy nhúng nước vắt còn ẩm, cho hạt mướp đắng lên giấy bỏ vào túi zip và cho vào ngăn kéo tủ. Khoảng 3 đến 5 ngày hạt sẽ nứt mầm.
Chuẩn bị đất ươm
Khi hạt đã nứt mầm cũng là lúc bạn cần chuẩn bị đất ươm. Thành phần dinh dưỡng để ươm hạt thường gồm xơ dừa đã qua xử lý, phân trùn quế hữu cơ trộn vào đất. Bạn sử dụng hỗn hợp này để cho vào khay ươm hoặc những chiếc ly nhỏ. Sau khi chuẩn bị được đất, bạn tiếp tục dùng nhíp để gắp hạt mướp đắng sao cho mầm không bị gãy. Đặt hạt xuống đất ươm, lưu ý đặt phần mầm lên trên. Tiếp đó bạn phủ một lớp xơ dừa mỏng lên phía trên tạo màng bảo vệ hạt.
Mỗi ngày bạn chú ý tưới nước giữ độ ẩm cho hạt có thể nảy mầm thành cây con. Khi tưới cần lưu ý nên sử dụng bình phun dạng sương giúp hạt được bám vào đất, tưới bằng vòi sẽ khiến hạt dễ bị trôi hoặc gãy mầm non.
Cách chăm sóc
Khi cây cao khoảng 8 cm, bạn nên cho xúc cả cây và đất, sao cho đất bọc được cả bộ rễ của cây vào chậu trồng. Để cây được phát triển tươi tốt, đủ chất dinh dưỡng
Chị Nga chia sẻ, cây khổ qua là loại cần dinh dưỡng cao nên cứ cách một ngày chị lại tưới đạm cá hoặc dịch trùn quế một lần, bổ sung nước dưỡng chất
Do đủ chất dinh dưỡng nên cây lên khá nhanh và khỏe mạnh
Ngoài phân bón chị Nga còn chú ý tưới cây đều đặn. Do thời tiết nắng nóng nên mỗi ngày chị thường tưới từ 7 đến 10 lít nước dành cho 2 cây. Khi cây có nước đầy đủ cung cấp 24/24, cây đẻ rất nhiều nhánh, lá luôn xanh tươi, khỏe mạnh, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Khi tưới nước cũng cần chú ý nên tưới đẫm nước ở gốc, tránh dùng vòi phun lên hoa khiến hoa và trái non bị rụng
Khi cây ra hoa đợt đầu tiên chị thường ngắt bỏ hết hoa và nụ, sau đó tưới đạm dưỡng sức cho cây để cây khỏe mạnh, đẻ nhiều nhánh và ra nhiều hoa ở đợt tiếp theo. Vì thế, cây chị trồng bền hơn, khỏe hơn và quả khá sai, to đều. Vì sân thượng có diện tích hạn chế nên chị trồng 2 cây để hỗ trợ hoa đực và hoa cái thụ phấn, tránh việc trồng 1 cây. Bởi khi ra hoa, cây chỉ ra toàn hoa đực hoặc toàn hoa cái khiến năng suất bị giảm đáng kể. Để chủ động hơn trong năng suất cây trồng, chị thường thụ phấn cho hoa bằng cách ngắt hoa đực để úp vào hoa cái.
Cách trị sâu bệnh
Chị chia sẻ, mướp đắng cũng là loài cây leo dễ bị bệnh như sâu xanh, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh đốm lá… Gặp các bệnh này chị thường sử dụng dung dịch gừng, tỏi, ớt, rượu hoặc nước rửa chén pha loãng với nước để phun lên vùng sâu bệnh. Ngoài ra, để cây tập trung lực để nuôi quả, chị Thương cũng thường ngắt bỏ lá già, tỉa bớt cành héo, nhánh nhỏ, còi cọc. Khi quả đã đến thời điểm thu hoạch cũng cần ngắt xuống để cây có sức ra hoa kết quả cho đợt tiếp theo.
Mướp đắng leo giàn quả đếm không xuể
Chúc các bạn thành công nhé!