Ngoài những yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh như đất đai, khí hậu thì cách trồng cây sầu riêng như thế nào cho đúng kỹ thuật? cũng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Cùng DGREEN tìm hiểu những kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả bà con có thể tham khảo để áp dụng vào vườn trồng.
1. Thời vụ trồng
Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc. Tuy nhiên, đối với những vùng gặp những bất lợi khi trồng vào mùa mưa thì có thể chuyển sang mùa vụ khác có lợi hơn. Trường hợp các tỉnh Miền Trung mùa mưa thường có gió bão.
2. Chuẩn bị đất trồng và cách trồng
Nên chuẩn bị đất để trồng cây sầu riêng theo thể thức đấp ụ (ụ đất có thể rộng 1m và cao hơn mặt đất tự nhiên hay mặt liếp vào khoảng 50-60cm) và đào hố trồng trên ụ đã đắp, hố trồng có kích thước 0,6x 0,6x 0,6m. Sau đó cho vào hố đã đào một hỗn hợp phân trùn quế Dgreen theo tỷ lệ 3 -6 kg / mỗi hố, trộn đều đất
Đặt cây con: Đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng. Chú ý: Khi vận chuyển cây từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, khi tháo bỏ bao ni-lông làm bầu đất phải thật cẩn thận để cây con không bị thương tổn. Mô đất cần được bồi rộng theo tán cây hằng năm.
Khi che bóng cho cây còn nhỏ không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời.
3. Tủ gốc gĩư ẩm
Cây sầu riêng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dầy 10-20 cm, cách gốc 10-50 cm tuỳ theo cây lớn hay nhỏ. Gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội cho nấm bệnh tấn công vào gốc.
4. Làm cỏ, trồng xen
Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn cây sầu riêng để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảo đảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây sầu riêng. Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cần thiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphosate, Gramoxon. . .
5. Tưới nước
Giai đoạn cây con tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho trái.
Giai đoạn cây ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển tốt hạt phấn mạnh khỏe, nhưng cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khó có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt. Bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước. Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hưởng xấu đến việc đậu trái. Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp trái phát triển khỏe chất lượng cao.
6. Tỉa cành tạo tán
Cành cần cắt tỉa Giữ lại các cành
+ Cành mọc đứng, cành bên trong tán + Cành mọc ngang
+ Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh + Cành khoẻ mạnh
Công tác tỉa cành tạo tán cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể tạo được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối. Chú ý: Cần quét sơn cho vết cắt có đường kính >1 cm.
7. Tỉa hoa – Tỉa trái
a. Tỉa hoa
Cây sầu riêng thường ra rất nhiều hoa nhưng có thể được chia làm 3 đợt chính. Thường có 2 phương pháp tỉa thưa đó là:
+ Tỉa thưa hoa của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2.
+ Tỉa thưa hoa ra đợt thứ 2, không tỉa thưa những hoa ra đợt 1 và đợt 3.
Tỉa hoa theo cách nào là tuỳ thuộc vào ý định về thời điểm thu hoạch trái của nhà vườn. Nhưng giữ lại tất cả các hoa là không nên. Bởi vì, hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm rụng hoa, làm hoa phát triển không hoàn toàn ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu trái.
b. Tỉa trái
Công việc tỉa trái có thể được chia làm 3 lần chính như sau:
Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở. Chú ý việc tỉa trái lần này cần kết thúc trước khi trái phát triển nhanh (khoảng tuần thứ 5 sau khi hoa nở). Vào thời điểm này cần cắt tỉa các loại trái đậu dày đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiều hơn 2 trái), tỉa trái bị méo mó, trái bị sâu bệnh.
Lần 2: Tỉa trái vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Cần tỉa những trái có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giữa nơi cung cấp (lá) và nơi tiêu thụ (trái) để giúp quá trình tạo cơm trái được thuận lợi.
Lần 3: Tỉa trái vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống, tạo thuận lợi cho sự phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái
8. Bón phân
a. Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Bón phân trùn quế Dgreen với lượng 3- 6kg/ gốc bón 4 lần.lượng dùng cho 4 lần từ 2,1tấn đến 4,9 tấn lượng phân bón trùn quế Dgreen, có thể kết hợp với Dịch trùn quế để phòng bệnh và trị bệnh cho cây với lượng 80kg/ha/1 lần bón, có thể trộn chung với phân hoặc pha nước tưới gốc riêng.
b. Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón phân như sau: khoảng 5 tấn với 4 lần bón cho chu kì kinh doanh
Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, 3-6kg/ gốc
Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân 3-6kg/ gốc.
Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân 3-6kg/ gốc.
Lần 4: Trước khi trái chín 01 tháng để tăng chất lượng trái. Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ trái năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trứơc thu hoạch. Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảm phẩm chất trái như cơm trái bị sượng, bị nhão.
Nhìn chung, đối với cây có đường kính tán 5-6m đang phát triển bình thường có thể bón:
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để góp phần nâng cao năng suất phẩm chất trái. Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Vào thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái như: cơm trái bị sượng, bị nhão. . . cần ngăn ra lá non khi hoa nở để hoa đậu trái tốt và từ 20 ngày đến tuần thứ 10 sau khi hoa nở
– Bởi vì, từ ngày thứ 20- 55 sau khi hoa nở, nếu ra đọt sẽ làm giảm số trái trên cây và làm tăng tỷ lệ trái méo mó. Có thể ngăn ra lá non để lá đã phát triển tập trung dinh dưỡng nuôi trái bằng cách phun xịt KNO3 300g/20 lít nước hoặc MKP (0-52-34) theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì .
– Lưu ý: Không dùng Clor hoặc loại phân có Clor để bón cho cây sầu riêng, vì Clor có thể làm giảm phẩm chất trái, khi lượng Clor tích lũy trong đất trong cây đạt đến ngưỡng gây hại.
– Đối với cây sầu riêng việc bón phân gà là rất cần thiết bởi vì phân gà có khả năng hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora, một loại nấm bệnh rất nguy hiểm đối với cây sầu riêng.
9. Xử lý ra hoa sớm
Có thể làm cho cây sầu riêng ra hoa sớm hơn chính vụ bằng cách:
+ Tạo khô hạn : Ngay sau khi thu hoạch vụ trước tiến hành bón phân, tưới nước giúp cây hồi phục nhanh, khi cây đã ra được ít nhất 2 lần đọt (khi lần đọt cuối cùng đã chuyển sang giai đoạn thuần thục) và đã bón phân lần 2 được 30-40 ngày chúng ta tiến hành tạo khô hạn như sau:
– Quét dọn tất cả vật liệu tủ gốc, không tưới nước, tháo cạn nước trong vườn (áp dụng cho vùng có đào mương lên liếp) giúp đất vùng rễ cây khô nhanh.
– Phủ vải nhựa: khi đất bên dưới tán cây đã khô ráo ta tiến hành phủ vải nhựa, nhằm bảo đảm nước không đến được vùng rễ cây.
+ Ngoài ra, còn có thể áp dụng thêm các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao để giúp quá trình ra hoa được thuận lợi hơn
Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa:
Cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng, có giai đoạn khô hạn liên tục từ 7-14 ngày,nhiệt độ không khí từ 20-220C, ẩm độ 50-60%.
Chú ý: Việc tạo khô hạn phải thật tốt thì cây sầu riêng mới có thể ra hoa.
10. Thụ phấn nhân tạo
Nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào lúc 21 –22 giờ để quá trình thụ phấn diễn ra đầy đủ trên đầu nhụy nhằm tạo trái sầu riêng đầy đặn, không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn
11. Hiện tượng sượng phần cơm trái và cách khắc phục
Theo một số nghiên cứu ở nước ngoài thì hiện tượng sượng phần cơm trái không do một nguyên nhân đơn lẻ mà do sư kết hợp của nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, nước, điều kiện môi trường và trái càng lớn thì tỷ lệ sượng càng cao.
Nhà vườn tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, đã có kinh nghiệm trị sượng trên trái sầu riêng giống Monthong theo nhà vườn thì sầu riêng Monthong bị sượng là do chế độ canh tác không phù hợp chẳng hạn như: dư nước, dư đạm và bón nhiều phân hoá học. Theo kinh nghiệm của nhà vườn thì kỹ thuật canh tác mà nhà vườn đã áp dụng để trái sầu riêng Monthong không bị sượng như sau:
Phân hữu cơ: Bón 40 giạ phân dơi+ 200kg phân cá + 20giạ phân ruốc/4000m2/năm (74 cây) và chỉ bón 01 lần trước khi ra hoa.
Phân hoá học: Tuyệt đối không bón khi cây đang mang trái. (Về vấn đề này, trong thời điểm hiện nay, Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam chúng tôi có ý kiến rằng nên bón phân hóa học trong thời điểm cây mang trái và cần kết thúc bón phân ở thời điểm 30 ngày trước khi thu hoạch để bảo đảm năng suất- chất lượng trái cho năm này và cả ở năm sau). Chỉ giữ lại trên cây những đợt hoa chênh lệch nhau không hơn 5 ngày tuổi. Cho cây mang nhiều trái, để làm cho trái có trọng lượng thấp 2,5- 3kg/trái. Tạo khô hạn cho cây vào thời điểm 2 tuần trước khi trái chín.
Nguồn: Dgreenhome.com