Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến – thảo dược quý hiếm

Xưa nay chúng ta đều nghe nói về một loại lan vừa để ngắm vừa là dược liệu quý hiếm,đó là  lan kim tuyến  là một thảo dược quý hiếm trong đông  giúp tăng cường sức khỏe và có hiệu quả tốt với nhiều bệnh hiểm nghèo. Đến nay, ngoài việc được khai thác tiềm năng trị bệnh này, thì loại dược liệu này còn rất được yêu thích khi trồng chậu vì màu sắc hoa lá đặc biệt xinh xắn và dễ chăm sóc. Bạn đã có một chậu dược liệu với nhiều công dụng như thế này chưa? Làm sao để tự trồng loại lan này tại nhà?

1. Đặc điểm của lan kim tuyến

Công dụng của lan kim tuyến

Hiện nay, kiểu hình lan kim tuyến (lan gấm) trồng chậu đang rất được ưa chuộng. Với kích thước nhỏ gọn dễ dàng trang trí nhiều nơi. Sắc lá tím nhung mới lạ và gân trắng nổi đã làm người nhìn khó có thể rời mắt và kích thích khả năng sáng tạo khi làm việc. Bên cạnh đó, khả năng điều hòa, lọc không khí của lan gấm cũng được đánh giá cao, thích hợp đặt trong nhà hay nơi làm việc.

Không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp hoang dã, lan gấm còn là thảo dược quý hiếm trong đông y. Mỗi bộ phận đều hàm chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe và man tiềm năng đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh.

Phòng ngừa và điều trị ung thư: Lan kim tuyến chứa polysaccharide và các Phytochemical (gồm flavonoid glycosides kisenone) có tác dụng chống gốc tự do, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, làm chậm quá trình lão hóa các cơ quan. Các acid amin như beta-D-glucopyranosyl, succinic acid, palmitic acid, stearic acid, beta-sitosterol,… có hiệu quả tốt trong việc nâng cao sức đề kháng bảo vệ cơ thể.

Hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan: Hoạt chất flavonoid và các chất thuộc nhóm butanoid có thành phần chính là kinsenoside từ lan gấm, có tác dụng dược lý bảo vệ, tăng cường chức năng gan trong các trường hợp xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan virus ,…

Hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường: Chiết xuất kinsenoside trong lan gấm có tác dụng bảo vệ mạch máu trong điều kiện glucose huyết cao, chống tăng đường huyết chống bệnh đái tháo đường, hạ mỡ máu, hạ lipid máu,…

Ngoài ra, Lan gấm còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, cải thiện trí nhớ, an thần, chống viêm, giảm đau,…

 Các loại lan kim tuyến

Theo như tìm hiểu, lan kim tuyến chia 2 loại cơ bản là lan kim tuyến đỏ và lan kim tuyến xanh. Tìm thấy nhiều ở khu vực ẩm ướt, mọc rải rác trong rừng sâu núi Ngọc Linh. Dựa vào đặc điểm lá để phân biệt:

Lan kim tuyến đỏ có mặt lá màu nâu đỏ thẫm, vân đỏ hoặc hồng chạy rõ trên bề mặt lá và mặt dưới màu nâu nhạt.

Lan kim tuyến xanh thì cả hai mặt lá đều có màu xanh sáng và vân ở giữa lá màu xanh hoặc trắng ở mặt trên.

Lan gấm được khai thác trong tự nhiên, trong đó sẽ có 9 phần là lan gấm đỏ và lan gấm xanh là 1 phần rất ít. Hiện nay, loại lan đá rất dễ nhầm lẫn với lan gấm, nhưng nếu xem kỹ thì vân lá lan đá chạy thẳng còn lan kim tuyến ở giữa chạy hình công dích dắc.

2. Cách trồng lan kim tuyến

Lan kim tuyến dễ chăm sóc và sinh trưởng tốt khi trồng vào tháng 4-5. Nhưng nếu được trồng chậu trong nhà hoặc nhà màng và chủ động được điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thì có thể trồng quanh năm.

Chọn chậu trồng xinh xắn và có kích thước vừa phải hoặc khay trồng to nếu trồng nhiều cụm. Bạn cũng có thể tận dụng thùng – vỉ xốp, thau chậu trong nhà,… nên đục lỗ thoát nước tốt trước khi trồng.

Về giá thể, thực hiện phối trộn theo công thức: 3 đất + 1 dớn (phơi khô, ngâm nước sạch 1 giờ) + 3 phân trùn quế DGREEN (hoặc phân chuồng hoai mục) + 2 xơ dừa (xé nhỏ, phơi khô và ngâm nước vôi loãng 6 giờ). Trộn đều hỗn hợp rồi ủ với ít nước 1 tuần trước khi sử dụng. Mặc khác, để tiết kiệm công sức và thời gian ủ thì bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Dgreen, đáp ứng đầy đủ các chất thiết yếu cho cây chậu.

Chuẩn bị giống

Cây giống lan kim tuyến được lựa chọn kỹ càng: Cây đồng đều (3,5-5cm), cứng cáp và không bị sâu bệnh hại. Bạn nên cắt bỏ phần bị hỏng, rễ già và bị nấm bệnh. Để phòng trừ nấm bệnh trước khi trồng, giống cây cần được xử lý qua thuốc thuốc tím 0,1% hoặc Ridomil Gold (40nl/16l nước) kết hợp thuốc kích rễ vitamin B1(40ml/16l nước) ngâm cây giống khoảng 10-20 phút rồi vớt ra để ráo.

Đối với cây giống từ in vitro, trước khi ra vườn nên được huấn luyện 35 ngày (30 ngày tập nắng ngoài vườn) để cây cứng cáp, dần thích nghi môi trường mới và cây con có tỷ lệ sống cao.

Tiến hành trồng lan kim tuyến

Sắp xếp các cụm/thân lan gấm cùng loại, kích thước và độ già – non trồng chung với nhau. Có thể trồng thành từng cụm từ 2-3 cây, cách nhau 15-20cm hoặc riêng lẻ từng cây thì với mật độ 5x5cm/cây.

Khi thực hiện, dùng xẻng đào 1 lỗ nhỏ tại vị trí trồng rồi đặt cây xuống, cố định cây rồi nén chặt đất, sao cho cây không bị ngã và rễ chìm hoàn toàn trong giá thể. Sau đó sử dụng vải lưới phủ kín từ 6-8 ngày thì bỏ ra và chăm sóc bình thường với độ ẩm vừa phải. Trong thời gian phủ tối, nên tưới phun sương để cây không bị khô.

3. chăm sóc lan kim tuyến

Tưới nước

Tùy vào ngày mưa hay nắng để tưới nước như: Tưới đều 2-3 lần/ngày vào những ngày nắng và giảm xuống còn 1 lần/ngày khi có mưa. Nếu thấy lá bị nhăn lại thì cần tưới bổ sung nước hoặc khi lá mọng nước và đất quá ẩm thì nên giảm nước để tránh úng cây. Sử dụng bình phun sương tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên quá đẫm thì cây dễ bị nhiễm nấm bệnh.

 Bón phân

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng để bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón thích hợp. Bình thường, cách 2-3 tuấn thì nên dùng phân bón lá NPK (30-10-10) và nên phun vào buổi sáng (8-9 giờ) hoặc chiều mát (4-5 giờ) để cây hấp thụ tốt hơn.

Giai đoạn 3 tháng đầu: Sử dụng phân bón lá 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK 30-10-10 để hỗ trợ phát triển lá. Bạn nên pha loãng phân 1-2gr/4l, định kì 2-4 ngày/lần và tưới xa gốc cây.

Từ tháng thứ 4-10: Giai đoạn này cây sẽ sinh trưởng và phát triển toàn diện, bạn nên kết hợp phân hữu cơ và phân NPK 20-20-20 liều lượng 1-2gr/4l. Bạn có thể ủ phân hữu cơ từ các loại phân chuồng và phế phẩm vỏ rau củ quả,… Nếu bạn không tự ủ được thì sản phẩm phân trùn quế SFARM là giải pháp tốt nhất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Nên sử dụng phân bón NPK 15-30-15 hoặc NPK 10-52-17  với liều lượng (5-10gr/4l) kết hợp với phận bổ sung đạm và giảm thành phần lân và kali, có tác dụng kích thích và cho hoa ra đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan kim tuyến

Để tránh cho lan gấm bị sâu bệnh hại tấn công, bạn phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời và chữa trị hiệu quả hơn. Khuyến khích sử dụng các phương pháp sinh học an toàn và hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nến bắt buộc phải sử dụng thì phải làm theo đúng phương pháp và liều lượng an toàn như trên bao bì.

Các loại sâu hại như: Sâu khoang, ốc sên, rầy nâu, nhện đỏ,… làm cho cây bị thiếu dinh dưỡng, vàng lá, héo ngọn, các chồi non và lá non bị tổn thương ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bạn có thể bắt bằng tay, diệt ổ trứng, phun xịt cồn/xà phòng loãng hoặc sử dụng các loại chế phẩm xua đuổi côn trùng hoặc chế phẩm từ dịch tỏi, phẩm Bio B,…

Các loại bệnh hại như: Vàng lá, nấm hại, chết rụi, thối thân, thán thư,… do các loại vi khuẩn và nấm hại gây nên, làm cho cây héo đột ngột, lá còn xanh, cây bị thối ngang thân, rễ hoặc làm lá mất màu xanh diệp lục, không thể quang hợp,… để phòng trị bạn nên loại bỏ những cây bị bệnh và tiêu hủy nơi xa, chỉ sử dụng nước sạch, phân bón an toàn cho chây và có thể sử dụng các thuốc sinh học như Ridomil, daconil, mancozeb… phun định kỳ để phòng bệnh.

Lan kim tuyến có thật nhiều ưu điểm khiến mọi người yêu thích, với những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc đơn giản tại nhà trong bài viết, bạn đã sẵn sàng chào đón em lan đặc biệt này về đội chưa. Hãy thực hiện và khoe những chậu lan dược liệu thật lung linh nhé!

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0915.720.360 để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

Dgreenhome.com