Đậu cove (đậu que) là một trong những thực phẩm có hương vị tươi mát được ưa chuộng trên khắp thế giới. Nhiều nông dân phố rất thích thú khi trong nhà có một vườn đậu cove. Vậy đậu cove có dễ trồng không và cách trồng đậu như thế nào để nhanh cho thu hoạch?
Đậu cô ve là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của đậu cô ve
Loại đậu này có nhiều cái tên, ví dụ như đậu que hay đậu ve. Được biết, cách đọc này bắt nguồn từ việc biến âm tên tiếng Pháp là Haricot vert. Tên khoa học của loại đậu này là Phaseolus vulgaris.
Cây đậu que có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ. Khi đến Việt Nam, nó được trồng ở hầu như khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam. Đậu ve được người nông dân ưu tiên trồng luân canh với lúa nước để tăng năng suất. Đậu cove là cây thân thảo, tuỳ từng loại (đậu cove leo và đậu cove lùn) mà có thể thân dây leo hoặc là thân mọc thẳng. Không chỉ hạt mà ngay cả lá của đậu que cũng có thể dùng như một loại rau xanh.
Hoa của đậu ve có màu đỏ/tím/trắng trà hoặc hồng, mọc thành chùm, mỗi chùm thường có khoảng 2 đến 8 bông. Quả đậu dẹt, dài, có màu xanh lá, bên trong lại chứa những hạt đậu nhỏ. Quả đậu dài trung bình 9 – 20cm, phần đầu nhọn. Rễ cây đậu ve là rễ cọc, có khả năng chịu hạn cao. Chúng gồm 1 rễ chính và nhiều rễ phụ, đâm sâu dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Điều kiện sinh trưởng của cây đậu cove
- Nhiệt độ: Đậu cove là loài cây ưa ẩm, không chịu được nhiệt độ quá cao và cũng không quá rét. Phát triển tốt ở nhiệt độ 25 – 35 độ C.
- Ánh sáng: Là cây ưa sáng, nên trồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tối thiểu 5h/ngày.
- Thời vụ: Đậu cove có thể trồng quanh năm. Cây thích khí hậu lạnh nên trồng tốt nhất là vào tháng 9 – tháng 10.
Chuẩn bị nguyên liệu trồng đậu cove
- Hạt giống: Đậu cove được bán phổ biến trên thị trường. Nên chọn mua thương hiệu uy tín, tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh cao.
- Khay, chậu trồng: Nếu vườn phố, đất chật thì có thể trồng trong khay nhựa, thùng xốp trên ban công, sân thượng. Khay, chậu nên có chiều sâu ít nhất 10cm, có đục lỗ dưới đáy để thoát nước.
- Giàn: Nếu có tre thì sử dụng tre, nếu không thì có thể mua các ống thép bọc nhựa bán rất nhiều trên các trang mạng để làm giàn vừa đẹp mắt lại chắc chắn. Có thể dùng dây cước đúc hoặc tận dụng cáp viễn thông… để làm giàn.
- Đất: Đất trồng đậu cove nên tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ. Nếu trồng trong chậu, trộn theo tỉ lệ sau: 5 đất phù sa + 3 phân trùn quế + 1 mụn dừa + 1 trấu hun. Đất phải được xử lý bón vôi 3 – 5 ngày và bổ sung Trichoderma trước khi trồng. Để không mất công phối trộn bạn nên sử dụng Đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho rau ăn lá & ăn quả. Tham khảo thêm sản phẩm Đất sạch XANHome tại đây.
Cách trồng đậu cove
- Xử lý hạt giống: Hạt giống trước khi gieo nên ngâm trong nước ấm (3 sôi: 2 lạnh) khoảng 3 – 4 tiếng. Sau đó, ủ hạt qua đêm trong khăn ẩm để hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.
- Trồng:
– Cho đất vào chậu, cách miệng 3 – 5 cm.
– Tạo các hốc nhỏ để gieo hạt, mỗi chậu chỉ nên trồng một hàng, cây cách cây 15 – 20 cm.
– Phủ nhẹ một lớp đất lên hạt giống, dùng vòi phun sương tưới ẩm. Ngày 2 lần - Làm giàn: Khi cây ra 4 lá thật thì tiến hành làm giàn. Sử dụng tre hoặc ống thép bọc nhựa đã chuẩn bị dài khoảng 2 – 3m, cắm chéo theo hình chữ A.
Cách chăm sóc cây đậu cô-ve
- Tưới nước
Tưới nước thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm <9h và chiều từ 16 – 17h. Liều lượng tưới ước chừng dựa vào độ ẩm của đất (70 – 75%), tránh để đất ngập úng, không để đất quá khô.
Khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả thì tăng lượng nước tưới. Lúc này, cây cần nhiều nước để bộ lá lớn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây, giúp quả to, ít xơ, tăng năng suất. - Bón phân
Nếu dùng đất tự trộn: Sau 7 – 10 ngày thì tiến hành bón phân hữu cơ cho cây, thời kỳ đầu thì tăng cường bón đạm như đạm cá, phân trùn quế, phân bò. Cứ luân phiên 15 ngày thì bón phân 1 lần. Khi cây bắt đầu ra hoa, tăng cường kali, lân giảm đạm bằng cách bón phân gà hoai mục, phun GE chuối.
Nếu dùng đất sạch trộn sẵn: Không bổ sung phân bón suốt quá trình sinh trưởng, đến khi cây bắt đầu ra quả thì bổ sung lân và kali. Mỗi lần bón phân thì phải tăng lượng nước tưới để đảm bảo phân phát huy hết tác dụng. - Sâu bệnh hại
Các loại sâu bệnh thường gặp trên đậu cô ve: Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít và một số loài rầy rệp khác; Bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm; Ruồi vàng đục quả.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh: Vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng, nếu vườn vừa thu hoạch xong. Chọn giống đậu cove kháng bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Chăm sóc, bón phân tưới nước đầy đủ, tăng sức đề kháng cho cây. Kiểm tra thường xuyên tránh để sâu hại có thời gian tạo ổ bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh như: dịch tỏi ớt, tinh dầu neem, nước thuốc lào,…
Thu hoạch và thưởng thức
Đậu cove nhanh cho thu hoạch, chỉ sau 40 – 50 ngày. Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt, hột non. Đậu co ve là loại rau ăn rất ngon và mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu khá dồi dào và đa dạng. Đậu cove chứa nhiều protein, khoáng chất và giàu vitamin nhóm A, E, C, K…

Khi bổ sung đậu ve vào chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích như: Cải thiện thị lực, Phòng chống ung thư, Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, Giúp kiểm soát cân nặng, Kiểm soát bệnh tiểu đường, Tăng cường sức khỏe tim mạch, Giúp xương chắc khỏe hơn, Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, Tăng khả năng thụ thai
Một số lưu ý khi ăn đậu cô ve để không bị ngộ độc
Độc chất phytohaemagglutinin, một hợp chất lectin, có trong nhiều loại đậu phổ biến. Vì vậy khi nấu, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Nấu đậu đến khi chín hoàn toàn
- Rửa đậu sạch sẽ trước khi chế biến để loại bỏ chất phytate – chất ngăn chặn quá trình hấp thu canxi
- Người bị bệnh gout nên hạn chế ăn đậu que vì bệnh tình sẽ trầm trọng hơn.

Nếu bạn thấy nội dung hữu ích, hãy chấm điểm ngay!