1. Lan hồ điệp có dùng để ghép trên gỗ được hay không?
Lan hồ điệp có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Không chỉ được trồng bằng đất mà một lượng lớn loài lan hồ điệp có thể sống trên gỗ mà vẫn tươi tốt và đem lại giá trị cao. Hiện nay, nhiều người trong giới chơi lan có xu hướng trồng lan hồ điệp trên gỗ bởi sự thuận tiện, tiết kiệm và những ưu điểm vượt trội khác.
Trồng lan hồ điệp ghép gỗ giúp bạn có được những giò lan gọn nhẹ, không chiếm nhiều không gian, tiết kiệm diện tích nhưng có giá trị thẩm mỹ cao. Cách trồng này giúp cho rễ cây lộ ra ngoài không khí nên chúng có thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất và phát triển tự nhiên theo chiều dọc.
Một ưu điểm khác đó là, trồng lan hồ điệp trên gỗ sẽ không tốn kém chi phí nhưng bạn vẫn sở hữu được những giò lan đẹp tự nhiên, mang nét nghệ thuật độc đáo và thú vị. Rất nhiều người kinh doanh lan đều trồng theo cách này để những giò lan luôn khác biệt, thu hút nhiều khách hàng và đem lại lợi nhuận cao.
Hiện nay, lan hồ điệp có thể ghép được trên nhiều loại thân gỗ, phổ biến như: vỏ cây bách, vỏ cây nút chai, thân cây dương xỉ, vỏ dừa, gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ mít, gỗ xoài, và các loại thân cây khô già khác.
2.Những loài lan nào có thể ghép trên gỗ
Khó mà kể hết những loài lan nào có thể ghép trên gỗ bởi sự đa dạng giống loài. Hơn nữa, hầu hết những loài lan hiện nay đều có thể ghép trên gỗ. Chẳng hạn như: lan phi điệp, lan hạc vỹ, lan báo hỷ, lan ngọc điểm, lan đuôi chồn, lan chuỗi ngọc, lan hồ điệp, lan quế, lan sóc lào, lan tam bảo sắc, lan nghinh xuân, lan tím,…
3.Kỹ thuật trồng lan hồ điệp trên gỗ mang lại chất lượng cao
Chuẩn bị dụng cụ
Một số dụng cụ quan trọng cần chuẩn bị trước khi trồng là:
– Cây giống lan hồ điệp
– Gỗ ghép
– Bình tưới
– Các dụng cụ khác: dây nhựa, dây rút, máy khoan, máy bắn ghim, kéo, búa, đinh, que gỗ
Xử lý gỗ trước khi ghép lan
Bạn có thể ghép lan hồ điệp trên gỗ hoặc trên thân cây tươi, nhưng đều phải xử lý trước khi trồng. Gỗ cây để ghép lan hồ điệp thì nên chọn những khúc có bề mặt thân thô ráp, vỏ cây không bị vỡ nứt thành nhiều mảnh. Sau khi lựa chọn, bạn đem ngâm gỗ khoảng 24 giờ vào nước vôi trong rồi đem phơi khô. Tiếp tục ngâm gỗ cùng các loại thuốc diệt trừ nấm mốc, giúp gỗ ghép hoàn toàn sạch bệnh.
Nếu bạn muốn ghép lan hồ điệp trên thân cây tươi thì phải đặt chúng ở nơi thoáng mát khoảng 3 ngày, đến khi lớp vỏ ngoài tách ra hẳn thì bóc vỏ đi. Sau đó, bạn cũng xử lý loại bỏ mầm bệnh bằng cách ngâm khúc gỗ với nước vôi trong rồi ngâm lại với dung dịch thuốc giống như làm với gỗ ghép khô ở trên.
Cách ghép lan lên trên thân gỗ
Kỹ thuật ghép lan hồ điệp lên trên thân gỗ rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cây sinh trưởng và phát triển. Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, bạn tiến hành ghép lan như sau:
Trước tiên, bạn ướm cây lan hồ điệp lên trụ gỗ, quan sát tư thế ghép cây như thế nào cho đẹp rồi thực hiện các bước sau cho phù hợp.
Tiếp theo, bạn cắt một đoạn ống nhựa nhỏ và cho đinh sắt vào trong rồi đóng đinh lên khúc gỗ đã chuẩn bị. Điều này có tác dụng để đinh sắt không bị gỉ sét làm ảnh hưởng đến cây lan.
Sau đó, bạn khoan một lỗ nhỏ vừa một chiếc đũa tre để nhét thanh sắt đã bọc vào. Dùng dây rút để cố định thanh sắt vào khúc gỗ.
Cuối cùng, ghép lan hồ điệp lên thân gỗ, định hình cho cây và buộc chặt cây bằng dây rút vào chiếc đinh đã cố định giúp cây lan đứng vững. Nếu cây lan hồ điệp có nhiều rễ thì bạn nên cố định rễ của cây bằng đinh vít giúp cho bộ rễ phát triển nhiều hơn.
4.Cách chăm sóc lan hồ điệp trên gỗ chi tiết
Để có được một giò lan hồ điệp ưng ý, không chỉ cần kỹ thuật ghép tốt mà bạn phải biết chăm sóc đúng cách. Hãy tham khảo cách chăm sóc lan hồ điệp trên gỗ chi tiết sau đây:
Ánh sáng
Lan hồ điệp sau khi ghép gỗ cần được đặt ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bạn có thể thiết kế giàn lưới giúp cây tránh bị tác động bởi mưa, nắng.
Nhiệt độ
Lan hồ điệp sinh trưởng mạnh mẽ nếu trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng từ 15 – 30 độ C. Khi trồng lan hồ điệp, trong quá trình ra hoa, tuyệt đối không để nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cho hoa bị rụng nụ.
Tưới nước
Thường xuyên tưới nước cho cây lan để duy trì độ ẩm khoảng 70 – 80%. Nếu tưới nước quá nhiều cũng sẽ khiến cho rễ cây thối hỏng và nhiễm bệnh. Chỉ cần dùng bình tưới phun sương và tưới đầy đủ mỗi ngày 2 lần. Khoảng 1 tháng sau ghép, khi lan hồ điệp bắt đầu ra rễ mới thì có thể giảm lượng nước tưới, khoảng 2 ngày 1 lần là được.
Phân bón
Trồng lan hồ điệp trên gỗ không cần sử dụng phân bón, thay vào đó là các loại dung dịch kích thích tăng trưởng. Trong quá trình chăm sóc, sử dụng thuốc B1 pha với nước trong bình phun sương, với liều lượng 1ml/1 lít nước. Phun dung dịch này đều đặn 2 lần/tuần.
Ngoài ra, sau khoảng 1 tháng khi cây lan hồ điệp đã ra rễ mới ổn định, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kích thích tăng trưởng hay phân bón lá. Ví dụ như pha chế dung dịch Atonik 1.8DD với liều lượng 1ml/1 lít nước và phun cho lan khoảng 10 ngày/lần. Điều này có tác dụng giúp cho rễ cây mọc nhanh, lá xanh bóng và cây phát triển tốt hơn.
Phân bón hữu cơ dạng tan chậm được rất nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng cho lan hồ điệp. Trong đó, phân trùn quế dạng viên nén được sử dụng nhiều nhất. Chỉ cần bổ sung 20-30gr phân lên trực tiếp bề mặt chậu hoặc cho vào túi lưới. Sau đó, tưới nước cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh mà lan hồ điệp thường gặp như: bệnh phấn trắng khiến cây bị thối, bệnh đốm nâu cánh hoa, bệnh thối đen làm cây bị mục ruỗng và có vết thâm đen,…
Muốn phòng ngừa mầm sâu bệnh, ngay từ đầu bạn cần lựa chọn cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh đồng thời xử lý gỗ ghép cẩn thận. Khi chăm sóc, phải chú ý điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm phù hợp, không bị thay đổi thất thường. Luôn giữ cho không gian trồng cây thoáng mát, sạch sẽ và tránh bị nắng nóng. Thường xuyên cắt tỉa những phần lá, rễ bị khô già hay đã nhiễm sâu bệnh, bị thối hỏng để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khỏe mạnh khác.
5.Lưu ý khi trồng lan hồ điệp trên gỗ
Trong quá trình trồng lan hồ điệp trên gỗ, bạn cần lưu ý một vài điều để cây luôn có điều kiện phát triển tươi tốt:
– Khi ghép lan hồ điệp lên gỗ, cần phải cố định gốc để tránh bị lay chuyển, tổn thương lúc ghép hoặc khi treo lên.
– Không nên buộc gốc quá chặt, hay nếu tập trung nhiều gốc, không thông thoáng thì sẽ làm gốc dễ bị thối. Không sử dụng các loại dây sắt, thép để buộc lan vì chúng sẽ gỉ sét theo thời gian ảnh hưởng xấu đến cây.
– Trồng lan hồ điệp trên gỗ giúp rễ luôn thông thoáng khó bị thối, nhưng lại rất nhanh bị khô vì tiếp xúc trực tiếp với không khí, thoát nước nhanh. Cung cấp nước giữ ẩm vừa phải để tránh tình trạng rễ cây bị khô do thiếu nước hay ngập úng do thừa nước.
Hy vọng bạn có thể nắm được kỹ thuật trồng lan hồ điệp trên gỗ cũng như cách chăm sóc chuẩn xác. Chúc bạn trồng thành công những giò lan ghép gỗ thật tươi xanh
*Xem thêm: