Thuộc họ bầu bí, những trái bí ngồi lại có vẽ ngoài nhỏ nhắn và đáng yêu, là loại rau củ này cung cấp dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi nên rất được ưa chuộng. Dù là giống ngoại nhập nhưng rất dễ trồng lại còn phát triển rất tốt ở nước ta. Và Dgreen sẽ giới thiệu một chút về cách trồng bí ngồi tại nhà đến các bạn nhé!
1.Công dụng của bí ngồi
Bí ngồi là loại rau củ màu hè dễ chăm sóc và cho nhiều trái. Chúng chứa nhiều vitamin C, zeaxanthin, magie, axit folic giúp ổn định đường huyết, giảm xơ cứng động mạch và sự tích tụ cholesterol trong máu và chống còi xương ở trẻ em,… Bên cạnh đó, các hợp chất carotenoid (như beta-carotene, lutein và zeaxanthin) có tác dụng chống lão hóa, ung thư và giúp sản sinh ra nhiều hồng cầu.
Tiềm năng kinh tế từ bí ngồi đang phát triển mạnh, với năng suất thu được sau mỗi vụ từ 1,5-2 tấn/1000m2 và giá bán dao động từ 20.000-30.000đ/kg trên thị trường.
Ngoài những giá trị về kinh tế, nguyên liệu dinh dưỡng cho sức khỏe mà chúng còn rất được ưa chuộng trồng tại nhà như một loại hoa cảnh.
2. Điều kiện sinh trưởng của bí ngồi
Tùy vào điều kiện khí hậu mỗi vùng mà người ta thường chia ra 2 vụ chính trong năm:
Mùa xuân: Bắt đầu vào tháng 2-3 và thu hoạch tháng 4-5, với thời gian sinh trưởng từ 65-70 ngày.
Mùa thu: Thường trồng vào tháng 8-9, đến tháng 10-11 thì có thể thu hoạch và cần thời gian ngắn hơn 55-60 ngày để sinh trưởng.
Ở những khoảng thời gian khác cũng có thể trồng được bí ngồi, nhưng chất lượng và năng suất sẽ bị giảm nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Các loại thuộc họ bầu bí là những cây ưa sáng và bí ngồi cũng vậy, chúng yêu cầu được phát triển dưới ánh sáng có cường độ mạnh và nhiệt độ ấm áp ở khoảng 22oC-30oC. Tuy có thể chịu hạn nhưng bí ngồi lại rất mẫn cảm với ngập úng, vậy nên bí ngồi được trồng nhiều trên các loại đất thịt nhẹ có pH 6-6.5, giàu mùn và thoát nước tốt.
3.Chuẩn bị trước khi trồng bí ngồi
Dụng cụ trồng
Các loại dụng cụ trồng rau tại nhà như xẻng nhỏ, bình tưới, dao hoặc kéo,… sẽ hỗ trợ rất tốt khi trồng bí ngồi vào chậu. Về chậu trồng, bạn có nhiều sự lựa chọn về hình dáng cũng như chất liệu, từ chậu đất nung, khay nhựa hay tận dụng thùng xốp có sẵn trong nhà. Nếu dùng chậu có kích thước khoảng 30cm thì bạn chỉ nên trồng 1 cây/chậu, còn với thùng xốp cỡ to thì trồng 2-3 cây.
Đất trồng
Để đáp ứng xu hướng vườn phố nên các loại đất trồng đã được bán nhiều tại cửa hàng về hoa cảnh hoặc nông nghiệp. Trong đó sản phẩm đất sạch hữu cơ Dgreen rất được người trồng bí ngồi ưa chuộng. Với các thành phần từ nguồn nguyên liệu 100% hữu cơ đã qua xử lý vi sinh và tỉ lệ phối trộn luôn đáp ứng được những yêu cầu của các loại rau quả trồng chậu.
Hoặc bạn cũng có thể tự phối trộn đất trồng theo 2 công thức: Cơ bản hoặc nhiều dinh dưỡng.
Xơ dừa + trấu hun với tỉ lệ 2:1.
Đất (đất thịt, mùn) + giá thể (xơ dừa, trấu hun,…) + phân hữu cơ (phân trùn quế Dgreen, phân chuồng ủ hoai mục) với tỉ lệ 5:3:2.
Giống
Giống bí ngồi có nhiều loại, nhưng theo đánh giá thì loại giống F1-Asa, F1-Star ol Zucchini, F1 TN220 là được sử dụng phổ biến và có năng suất, chất lượng tốt nhất hiện nay.
Có thể gieo hạt hoặc trồng cây con để nhân giống bí ngồi. Nên chọn mua hạt giống tại các cơ sở có nguồn gốc xuất xứ và uy tín, chất lượng. Nếu trồng từ cây con, thì cây giống phải cứng cáp (cao 5-7cm), có 2-3 lá (10-15 ngày tuổi) và không bị nhiễm sâu bệnh.
4.Cách trồng bí ngồi trong thùng xốp
Gieo, ươm hạt giống
Hạt bí ngồi có thể gieo trực tiếp xuống đất, nhưng như vậy thì tỉ lệ lên mầm sẽ không cao và tốn nhiều giống. Nên xử lý hạt trước khi gieo để thúc đẩy hạt nảy mầm nhanh và chọn lọc được cây con khỏe mạnh khi trồng. Thực hiện ngâm hạt giống trong nước ấm 40oC (2 sôi: 3 lạnh) qua đêm, rồi vớt ra rửa hết nhờn và ủ hạt bằng túi vải hoặc khăn bông (tưới nước giữ ẩm) khoảng 24 giờ.
Chuẩn bị khay gieo hoặc bầu ươm và vùi hạt xuống khoảng 1,5cm, 1-2 hạt/lỗ gieo. Sau đó phủ một lớp đất mỏng và phun nước (hoặc tưới nhẹ) để giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Nên đặt khay gieo (bầu ươm) ở nơi thoáng mát, hạt sẽ nảy mầm và sinh trưởng thành cây con sau 7-14 ngày.
Tiến hành trồng
Thời gian thích hợp để trồng cây bí ngồi vào chậu là buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Cây con được 7-15 ngày tuổi thì bắt đầu tỉa bỏ những cây yếu, chỉ chọn 1-2 cây khỏe trồng vào chậu mới với khoảng cách 20cm.
Nhẹ nhàng khi chuyển bầu ươm đặt vào lỗ trồng trong chậu mới và lấp đất lại. Không lấp đất quá sâu hoặc nén đất quá chặt, để không gây tổn thương bộ rễ của cây. Khi đã trồng xong, bạn cần tưới ẩm và đặt chậu dưới bóng râm 1-2 ngày, để cây từ từ thích nghi. Sau đó dời cây đến nơi có ánh sáng nhiều hơn và thường xuyên kiểm tra cây từ 7-10 ngày/lần, để trồng dặm lại những cây chết hay kém phát triển.
5.Cách chăm sóc sau khi trồng bí ngồi
Tưới nước
Bí ngồi cần được tưới nước 2 lần mỗi ngày. Nếu thời tiết âm u hoặc mưa thì tưới ít hoặc không tưới và không tưới vào lúc nắng nóng. Tuy giai đoạn ra hoa cây cần nhiều nước, nhưng chỉ nên tưới đủ đẫm vào gốc và không dùng vòi phun trực tiếp lên hoa vì sẽ làm rụng hoa và trái non).
Thụ phấn bổ sung
Hoa bí ngồi có khả năng tự thu phấn rất thấp, nên phải nhờ côn trùng trong tự nhiên. Vậy nên, bạn cần hỗ trợ cho hoa bằng phương pháp thủ công để cây đậu nhiều trái.
Chỉ cần ngắt hoa đực (có cuống mảnh dài) và lấy nhụy cọ nhẹ vào nhị của hoa cái (hoa to hơn và có cuống ngắn hơn), để phấn của hoa đực dính vào đầu nhị hoa cái là được. Thực hiện trên một số hoa vừa phải tùy vào thời gian thực hiện (8-10h sáng) và mức độ sinh trưởng của cây).
Bón phân
Trong quá trình phát triển, bí ngồi cần được bổ sung phân bón theo mỗi giai đoạn khác nhau.
Khi hạt nảy mầm được 15 ngày thì bón gốc với phân NPK 30-9-9 (15gr/lần). Đến 20 ngày tuổi, bạn có thể sử dụng các loại phân bón cho cây ăn quả như NPK 17-17-17+TE, phân trùn quế Dgreen, phân chuồng hoai mục hoặc các loại phân hữu cơ từ rác hữu cơ ủ vi sinh (mật rỉ đường),… cách 10-15 ngày/lần với liều lượng như trên bào bì hướng dẫn.
Giai đoạn hoa rộ thì ngưng bón và sau mỗi lần thu hái bạn nên cung cấp thêm phân bón (phân bón rễ hoặc qua lá) để cây mau hồi phục và tiếp tục phát triển như dịch trùn quế Dgreen
Phòng trừ sâu bệnh
Nguyên nhân bí ngồi có chất lượng kém và giảm năng suất chủ yếu là do sâu bệnh hại tấn công. Các loại sâu bệnh thường gặp như: Bị trĩ, nhện đỏ, sâu, rầy, rệp,,… Bệnh thán thư, lở cổ rễ, tuyến trùng hay phấn trắng,…
Để phòng ngừa, bạn cần chọn giống sạch bệnh và thường xuyên kiểm tra cây. Khi phát hiện cây bị sâu bệnh thì phải tỉa bỏ và tiêu hủy những phần bị hại năng. Sử dụng các phương pháp thủ công như bắt tay, kéo lưới chắn hoặc phun xịt nước xà phòng loãng (bọ trĩ, sâu rệp,…) hoặc trộn nấm trichoderma phối trộn với đất trồng ngay từ đầu.
Khuyến khích trị sâu bệnh hại bằng các loại chế phẩm sinh học tự làm (từ tỏi, ớt, hành tâm,…) hay thuốc sinh học như Bioherb (100ml/16l nước), Bio meta (10ml/2l nước), Chế phẩm xua đuổi côn trùn Dgreen. Nếu buộc phải sử dụng thuốc hóa học thì phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng.
6.Thu hoạch bí ngồi
Trung bình khoảng 60 ngày gieo trồng thì bạn có thể thu hoạch những trái bí ngồi ngon ngọt. Mỗi cây thường cho thu hoạch khoảng 12-15 trái, khi trái trưởng thành sẽ dài từ 25-30cm và nặng 250-350gr. Nên thu vào những trái vừa đủ tuổi để có chất lượng về hương vị và dinh dưỡng tốt nhất.
Thu hái vào buổi sáng sớm. Nên sử dụng bao tay và dao sắc cắt cuống trái dài 1-2cm rồi xếp vào sọt, để trái không bị bong xước lớp phấn bên ngoài. Sau đó bạn có thể đóng gói chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc dùng làm các món ngon cho gia đình.
7. Lưu ý về cách trồng bí ngồi
Bí ngồi sẽ sinh trưởng mạnh khi được hấp thu nhiều ánh sáng mặt trời và được đặt ở những nơi có không gian rộng. Vậy nên các vị trí trồng như sân thượng, ban công, hiên nhà,… sẽ là những nơi lý tưởng để chúng phát triển. Nếu đặt ở nơi thiếu nắng như phòng khách, cạnh cửa sổ hay bàn làm việc,… thì bạn nên đem ra phơi nắng ít nhất 4-5 tiếng/ngày hoặc sử dụng đèn chuyên dụng thay thế ánh sáng tự nhiên.
Nếu trên 30 ngày tuổi mà cây vẫn chưa ra hoa, thì bạn nên xem lại chế độ chăm sóc và bổ sung thêm phân đạm, phân lân ở dạng lỏng, phun đều lên lá 1 tuần/lần để kích thích cây ra hoa tốt hơn.
Sau khi hoa được thụ phấn, nếu thành công thì chỉ cần 1-2 ngày hoa cái sẽ cong xuống và bắt đầu hình thành trái non. Cần tỉa bỏ bớt hoa đực và lá héo để cây tập trung nuôi trái, trái sẽ lớn nhanh và bạn cũng có thể tỉa bớt những trái non xấu hay bị sâu cắn phá. Trái non bị hoặc hoa tỉa bỏ vẫn được sử dụng chế biến các món giàu dinh dưỡng.
Hy vọng những chi tiết trong bài viết của Dgreen sẽ hữu ích và hỗ trợ tốt, cho quá trình trồng bí ngồi tại nhà của bạn. Những ý kiến đóng góp sẽ góp phần hoàn thiện hơn bài viết hôm nay, nên rất mong sự phản hồi từ bạn!
Xem thêm: