Đất tốt – rễ khỏe – cây khỏe – năng suất tốt cho cây trồng
Ngày xưa, cách đây 40 năm việc chăm cây chỉ đơn giản là bón ít phân bắc, phân chuồng rồi để cho cây nó tự lớn, tự ra hoa và tự kết trái. Chăm vậy tuy dễ, cây ít bệnh nhưng do người xưa không tính toán được đầy đủ về hàm lượng dinh dưỡng nên năng suất chưa cao.
Ngày nay, mặc dù chúng ta đã tính toán được liều lượng để tạo ra được năng suất nhưng lại quá lạm dụng. Chúng ta bón quá nhiều phân hóa học trong một năm, trong khi đó lượng phân hữu cơ lại giảm dần khiến cho đất đang ngày một thoái hóa. Đất dần trở nên chai cứng, thô ráp, xấu xí hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rễ.
Rễ yếu, đất thoát nước kém, dễ oi nước vào mùa mưa là nguyên nhân khiến cho cây trồng hiện nay rất dễ nhiễm bệnh vàng lá thối rễ. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nó làm cho sức khỏe cây trồng của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều. Cây của chúng ta rất yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài nên mắc bệnh triền miên hết năm này qua năm khác khiến cho năng suất không ổn định.
Vậy chăm sóc cây như thế nào là đúng?
Chăm sóc cây đúng là phòng bệnh cho cây chứ không phải là quản lý bệnh cho cây. Nói cách khác là chăm cho cây khỏe để kháng bệnh chứ không phải suốt ngày chạy theo khám chữa bệnh cho cây.
Muốn cho cây khỏe, kháng bệnh tốt chúng ta cần phải tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển. Đất không chỉ là nền cho cây mọc, nó còn là nơi sinh sống của rễ. Độ tơi xốp, độ thoáng khí, độ mùn, độ ẩm, độ pH và hàm lượng dinh dưỡng trong đất sẽ quyết định sức sống của rễ cây. Rễ và đất chính là nền tảng giúp cho cây khỏe, năng suất,…
Chúng ta cần phải chăm cho đất luôn tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng và pH đất phải ổn định để cho rễ phát triển thật khỏe và linh hoạt.
Chúng ta cần phải dành thời gian để nuôi giữ thảm cỏ để giữ ẩm, giữ ấm cho đất. Chúng ta phải bổ sung thêm thật nhiều phân chuồng, phân hữu cơ để cho đất tơi xốp, thông thoáng. Rồi chúng ta phải cải tạo lại hệ sinh thái đất giúp phân giải nhanh hữu cơ thành dinh dưỡng cho rễ được hấp thu nhiều hơn.
Cải tạo hệ sinh thái đất bằng cách nào?
Cách để cải tạo lại hệ sinh thái đất khá đơn giản. Ban đầu khi mới cải tạo, trong đất chưa có nhiều vi sinh vật cũng như giun dế hỗ trợ chúng ta trong việc phân giải cỏ dại, phân chuồng,… Lúc này điều cần thiết nhất là tăng cường bón phân vi sinh.
Một số loại vi sinh nhất định chúng ta phải bón trong thời gian này đó là phân rùn quế hoặc đạm cá
Tùy vào chất đất mà thời gian bổ sung vi sinh vật có thể kéo dài từ 1 – 2 năm. Chúng ta cần bón định kỳ 3 tháng/1 lần để đảm bảo tốc độ phân giải cũng như ngăn ngừa được tuyệt đối nấm bệnh và tuyến trùng trong đất.
Trong suốt thời gian cải tạo này, hệ thống vi sinh vật sẽ tự vận hành giúp độ ẩm, độ thoáng khi, độ pH đất cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong đất được cải thiện một cách nhanh chóng. Từ một nền đất chai cứng, xấu xí, thô ráp sẽ trở nên tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt,… Muộn nhất 2 năm chất đất của bạn sẽ trở nên tuyệt vời hơn bao giờ