Sầu riêng là một loại cây có giá trị kinh tế cao, được nhiều người yêu thích. Để thu hoạch những trái sầu riêng chất lượng, đạt năng suất cao đòi hỏi hỏi người trồng phải có kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng đúng cách. Dưới đây là những kinh nghiệm áp dụng cho từng giai đoạn của cây sầu riêng để bà con tham khảo.
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng trong các giai đoạn
1/ Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch
Để làm bông, làm trái tốt chúng ta phải chuẩn bị lực cho ca dinh dưỡng. Và chăm sóc cây ngay trong giai đoạn sau thu hoạch. Vì vậy chúng tôi chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng trong giai đoạn này để bạn đọc nắm rõ:
Bước 1: Tỉa cành
Tỉa cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô, cành nhỏ và tay lông. Với cây suy nặng thì không nên tỉa tay lông. Vì lá trong tay lông góp phần quang hợp chuyển đổi chất nuôi cây. Nếu tỉa hết cây sẽ khiến cây suy hơn.
Bước 2: Rửa vườn
Phun Nano Cu (Đồng mát) kỹ thân cành lá để diệt rong rêu, khử khuẩn và nấm bệnh.
Bước 3: Phục hồi cây, phòng ngừa tuyến trùng
Sử dụng Regen, Nema để phục hồi cây và phòng ngừa tuyến trùng sau thu hoạch. Bổ sung dinh dưỡng trung, vi lượng và vi sinh vật có lợi ngăn ngừa thối rễ. Nở cổ rễ, phân giải NPK còn tồn dư trong mùa vụ cũ.
Bước 4: Bón phân hữu cơ vi sinh
Sau 7-10 ngày bà con nên bón phân chuồng đã được ủ hoai xử lý bằng Trichoderma 20-30kg mỗi gốc. Hoặc phân hữu cơ vi sinh viên nở mỗi gốc 5-15kg hoặc phân trùn quế Dtop
Bước 5: Tưới Humic
Pha 1kg Humic Grin cho phi 200 lít nước, tưới cho 30-40 gốc
Bước 6: Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Bón phân
Sau khi bón phân hữu tâm 5-7 ngày cho bón phân hóa học 16-16-8 + TE 2-3kg mỗi gốc
2/ Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra cơi đọt 1, đọt 2
– Cơi 1 là cơi phục hồi cây sau thu hoạch. Cơi này thường ra rất mạnh, tuy nhiên một số cây mùa vụ trước nhiều trái. Cây suy thì không ra hoặc ra chậm, những dạng cây này cần chăm sóc đặc biệt.
Cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông khi cơi ra đọt mới. Cho đến khi đọt mở hết lá:
– Cơi 2 Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì bón phân với hàm lượng lên cao nhằm giúp lá dày . Cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Phun phân bón qua lá 30-10-10 TE + Humic Grin 200g/phi 200 lít. Phun 2 lần, lần sau không cần dùng Humic nữa.
Tương tự cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông.
Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân. Sử dụng phân có hàm lượng lên và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. DÁP + kali (k2so4) tỉ lệ 1:1, liều lượng từ 2-4 kg/cây. Hoặc 12.18.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây. Hoặc 5 kg Super lân + 1 kg Kali (K2so4)
Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 2kg/phi 2001. Nhằm giúp lá mau thuần thục.
Lưu ý: Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng, nếu cơi 1 phát triển mạnh, thì cơi 2 lá sẽ ra ít, nhưng lá sẽ to, dày, cây có lực. Nếu cơi 1 yếu hoặc không ra, cơi 2 sẽ ra rất mạnh, sẽ thay toàn bộ lá mới, vì thế lá sẽ nhỏ và mỏng. Lực cây yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa đậu trái.
3/ Tạo khô hạn cho cây ra hoa
Khi cây ra được 2 – 3 lần đọt, lúc đọt lần cuối có màu xanh đậm (khoảng 8- 9 tuần tuổi) có thể tiến hành khai thông mương rãnh, rút cạn nước mương vườn.
– Mùa mưa, phủ nylon trên mặt đất xung quanh gốc (hay phủ khắp cả líp) không cho nước mưa xuống đất. Có thể phủ nylon như mái nhà cho nước dễ bốc hơi làm đất mau khô. Thời gian tạo khô hạn lâu hay mau tùy theo loại đất và thời tiết (ở ĐBSCL thường kéo dài khoảng 1 tháng hoặc hay lâu hơn, khi ẩm độ đất xuống dưới 30% cây mới ra hoa). Lúc hoa dài 2 – 3 cm, gỡ bỏ nylon và tưới nước trở lại bình thường.
Mặc dù sầu riêng cần giai đoạn khô hạn để ra hoa, nhưng nếu đất quá khô và cây bắt đầu héo mà vẫn chưa nhú mầm hoa thì cần phải tưới nước cho cây 1 lần khoảng 1/3 lượng nước thường tưới, không để cây chết. Cắt bỏ tất cả các hoa ra trước và sau giai đoạn khô hạn để có trái cùng cỡ và chín tập trung sau này.
4./ Phun Blum phân hóa mầm hoa giúp ra hoa đồng loạt
Sau khi hoa dài đạt 2-3 cm, sử dụng Blum để kích thích cây ra hoa đồng loạt, dưỡng hoa tăng tỉ lệ đậu trái.
5./ Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng cách tưới nước
Khi mầm hoa nhú ra khoảng 3 – 4 phân mới tưới nước cho cây. Không tưới quá sớm khi mầm hoa mới nhú. Nước được tưới với lưu lượng thấp, tưới chậm từ ngoài vào trong cho đến khi có nước trên mặt đất.
Ưu tiên tưới theo hình chiếu của tán, vì vùng này có nhiều rễ lông hút. Lần tưới tiếp theo là khi lớp đất mặt bắt đầu khô (khoảng 2 – 3 ngày sau lần tưới đầu tiên). Không tưới quá nhiều nước một lần làm cây bị sốc. Một tuần trước khi hoa nở, phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới để giúp hạt phấn được khỏe mạnh, vì hạt phấn sẽ chết nếu cây chứa quá nhiều nước lúc nở hoa.
6/ Phun phân bón qua lá
Giai đoạn này trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng không thể xem nhẹ, cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.
Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ. Loại phân: Sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20+ TE và REGEN. Cách phun: Phun định kỳ 7-10 ngày cho đến khi quả được 60 ngày tuổi.
Lưu ý: Trong lần phun khi hoa chuẩn bị nở, phối hợp với thuốc Vita để hạt phấn hoa khỏe, giúp đậu quả tốt hơn và kháng bệnh xì mủ thân. Nồng độ phun 0,5% tương ứng 0,5lít/100 lít nước. Kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng sâu ăn hoa. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Trường hợp cây đang ra nụ mà cây ra đọt non thì sử dụng NPK 20-20-20, với liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn. Xịt lúc trời mát. 7-10 ngày xịt 1 lần, liên tục cho đến khi lá già mới thôi.
+ Trong trường hợp hoa xả nhị mà cây ra đọt non thì phải phun phân MKP 0-52-34 với liều lượng 4kg/phuy 200lít để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
7/ Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn tỉa hoa
Tỉa hoa nhằm loại bỏ bớt hoa mọc ở những vị trí không cần thiết, qua đó cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng hoa còn lại tốt hơn.
8/ Kỹ thuật tỉa chùm hoa
Thời điểm: Khi chùm hoa hình thành 3-5cm. Cách làm: Dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi hoa, nuôi quả nên những quả trên cành cao sẽ to lớn và ngon hơn. Do vậy cách tỉa hoa như sau:
Đối với cành cấp 1, vị trí để chùm hoa đầu tiên cách thân từ 0,5-1,8m tùy tuổi cây. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm hoa đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để hoa, quả gần thân thì hoa, quả ở vị trí này phát triển rất kém.
Đối với cành cấp 2, giữ lại những chùm hoa ở vị trí cành to, khỏe, ở nách cành cấp 2. Không để hoa ở đầu cành, vì nếu đậu quả dễ bị gió giật gây tổn thương các cành lân cận và khó thu hoạch. Chọn các chùm hoa khỏe hướng xuống dưới (không để các chùm hoa hướng ngang hoặc mọc sai vị trí). Tùy sức khỏe của cành mà để 4-10 chùm hoa/cành. Khoảng cách giữa các chùm bông cách nhau 20-25cm. Không để dày làm cho hoa nhỏ, đậu phấn kém.
Tỉa bớt hoa trong một chùm: Thời điểm tỉa: Khi hoa dài khoảng 8-10cm. Cách làm: Số lượng hoa trong chùm rất nhiều, có chùm lên đến trên 45 hoa. Vì vậy cần tỉa bớt những hoa trên cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa tròn, mập, cuống hoa khỏe, hoa không bị nhiễm sâu bệnh. Để không quá 10 bông/chùm.
9/ Phân biệt các đợt hoa xả nhị
Phân biệt các đợt hoa xả nhị để có biện pháp chăm sóc riêng biệt cho những cây có cùng thời gian xả nhị ,và xác định chính xác thời điểm thu hoạch của những quả xả nhị cùng đợt. Trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng có 2 phương pháp phân biệt các đợt hoa xả nhị đó là: Đánh số cho từng cây, ghi chép sổ sách cụ thể ngày xả nhị của từng cây trong trường hợp để 1 đợt hoa/cây. Đánh dấu sơn các màu khác nhau cho từng lứa hoa xả nhị khác nhau trên cây trong trường hợp cây để 2 đợt hoa.
10/ Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn nuôi quả
Tỉa quả: Sau khi đã tỉa bớt hoa trong 1 chùm, chỉ để không quá 10 bông/chùm. Hầu hết số bông này đều đậu quả, nên cần thiết phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả.
Cách tỉa và thời điểm tỉa quả:
Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây). Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
11/ Phun phân qua lá để dưỡng quả
Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng đúng cách là phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non, thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ 3 ngày/lần, (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triễn để tránh tình trạng cạnh tranh, dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
Trong lần phun cuối cần phối hợp với thuốc Nano Cu,mát để kháng lại bệnh thối trái, xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển).
12/ Bón phân nuôi quả
* Lần 1: Thời điểm: khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà). Loại phân bón: bón phân NPK 15-15-15 YARA. Lượng bón: Bón 0,5kg/cây/lần/2 lần, cách nhau 10-15 ngày.
Cách bón: Lần 1 bón 200-300g/cây/lần rắc quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan. Sau 10-15 ngày bón tiếp lần 2 với lượng phân còn lại.
* Lần 2: Khi đậu trái được 80-85 ngày: Loại phân bón: NPK có công thức 12-12-17+TE hoặc 12-7-17+TE.
Cách bón: Lượng phân bón 0,15-0,25kg/cây/lần, bón lần tiếp theo sau đó 10-15 ngày.
* Lần 3: Loại phân: K2SO4 (kali trắng Con cò Pháp). Lượng phân và thời điểm bón: Lần 1: Khi quả được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây. Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 0,3-0,5kg/cây.
Lưu ý: Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong
khoảng 10-15 ngày.
13/ Biện pháp chống sượng quả
Giai đoạn trái chuyển từ non sang già là giai đoạn tích lũy tinh bột nên cây rất cần các vi lượng như Mg2+, Zn2+, Cu2+… giúp cho cây quang hợp tốt. Trái không bị sượng. Khi trái sầu riêng chuyển hóa tinh bột thì việc bổ sung Kali (kali trắng) là rất cần thiết. Không bón kali đỏ làm trái dễ bị sượng cũng là một trong những lưu ý quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng.
Khi mưa nhiều bồn sâu chứa nước, làm cho cây thừa nước. Quá trình chín cũng diễn ra kém. dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước. Do đó khi vào mùa mưa cần thiết phải làm cho bồn thoát nước tốt. Sầu riêng trước khi chín rụng 15-20 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn. Nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt. Sầu riêng trước khi thu hoạch (cắt trái) 10-15 ngày ta phải cắt nước hoàn toàn. Nếu trời mưa thì phải khai thông bồn cho thoát nước tốt thì chất lượng trái sẽ tốt.
14/ Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn thu hoạch quả
Xác định thời điểm thu hoạch quả: Dựa vào sổ nhật ký ghi chép thời gian xả nhị đến khi quả được 125-135 ngày . (Đối với sầu riêng Monthong), 105-115 (ngày đối với sầu riêng Ri6). Nông dân nên thu hoạch trước khi quả chín từ 5-7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch quá sớm. Hay quá muộn (đặc biệt không để quả tự rụng xuống đất). Đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái. Dựa vào dấu sơn phân biệt các đợt quả trên cây. Dựa vào hình thái bên ngoài sự nở của gai quả, khi quả chín gai trên múi sầu riêng nở và rãnh quả sâu hơn. Dựa vào âm thanh khi gõ quả.
Lưu ý: Tuyệt đối không thu hoạch quả non làm mất uy tín.
15/ MỘT SỐ LƯU Ý PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH GIAI ĐOẠN RA HOA, NUÔI QUẢ
15.1 Nhện đỏ:
Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô . Và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng. Nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang. Những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Vansi.
15.2 Rầy phấn trắng
Biện pháp phòng: Phun thuốc trừ rầy định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.
Biện pháp trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp. Mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Thuốc phòng trừ rầy phấn trắng: Sử dụng Vansi. Có thể phun kết hợp phân bón qua lá . Với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.
16/ Giải quyết bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytopthora
* Phòng bệnh: Để giảm tối đa bệnh Phytopthora gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang trái. Giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Tiến hành sử dụng Trium 4 đợt cho cây sầu riêng giai đoạn cụ thể là:
• Lần 1: Sau khi thu hoạch.
• Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông.
• Lần 3: Khi trái bằng quả cam (60 ngày sau khi xả nhụy).
• Lần 4: Khi quả đạt 1,5-2kg (100 ngày sau xả nhụy).
Trị bệnh: Khi phát hiện quả bị bệnh thì phải phun thuốc Trium 500g với 200-300 lít nước. Phun lặp lại lần tiếp theo sau đó 7 ngày. Nếu phát hiện xì mủ thân thì phải vệ sinh gọt bỏ vùng mô bị thối rồi quét thuốc Aliette 800wp + Ridomil gold 68WP hoặc Agri – Fos 400 nguyên chất lên vết bệnh. Thực hiện 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
* Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng đúng cách mà XANHome đã chọn lọc từ các nguồn khác nhau. Rất nhiều nhà vườn hiện đang áp dụng theo những hướng dẫn này và cho hiệu quả cao. Chúc bà con thành công và có mùa vụ bội thu! Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hottline 0983264515 để được hỗ trợ nhanh chóng.