Hướng dẫn trồng ngò gai hiệu quả ngay tại nhà

Ngò gai (tên khoa học: Eryngium foetidum) hay còn được gọi là mùi tàu, mùi gai,… Là một loài rau gia vị dân dã quen thuộc, ngò gai còn là một cây thuốc được thu hoạch quanh năm. Kỹ thuật trồng ngò gai cũng không quá phức tạp. Cùng DTF  tìm hiểu cách trồng rau ngò gai hiệu quả ngay tại nhà nhé!

1. Làm đất trồng ngò gai

Rau ngò gai là loài rau đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, tơi xốp và có độ thoát nước tốt. Rau ngò gai sinh trưởng tốt ở đất không phèn và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Bạn có thể chuẩn bị đất bằng 2 cách:

– Trộn hỗn phân trùn quế với đất hoặc chất mùn theo tỉ lệ 1:2.

– Sử dụng đất sạch hữu cơ đã được trộn sẵn.

Hiện tại, 2 dòng sản phẩm trên đều được sản xuất tại DGREEN. Đối với phân trùn quế, được xử lý mầm bệnh khi đã qua các quy trình vi sinh vật phân giải chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi. Còn đất sạch hữu cơ đã trộn sẵn chuyên dụng cho rau ăn lá. Với thành phần bao gồm mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, phần gà, VSV bản địa,… Giúp cung cấp dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ cho cây trong vòng 60 ngày.

2. Chọn hạt giống và xử lý hạt giống

Bạn có thể tìm mua hạt giống ngò gai tại các trang thương mại điện tử các cửa hiệu hạt giống uy tín hoặc các cửa hàng cây kiểng. Trước khi xử lí, hạt giống phải đảm bảo không bị nấm mốc.

Hạt giống sau khi mua về cần ngâm và ủ hạt trước khi gieo. Bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm với tỉ lệ 3 lạnh : 2 sôi trong khoảng 6 – 8 tiếng. Tiếp theo bạn vớt hạt giống ra dùng một chiếc khăn ấm và ẩm để ủ. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 2 – 3 ngày, đến lúc này bạn có thể  mang đi gieo.

3.Kỹ thuật gieo

Sau khi đã xử lý xong hạt giống, ta sẽ tiến hành gieo trồng. Cho đất đã chuẩn bị vào chậu hoặc thùng xốp. Bạn cần làm cho đất ẩm mà không quá ướt bằng cách đổ một ít nước vào. Rải nhẹ hạt đã nảy mầm lên đất sao cho mỗi hạt cách nhau từ 10 – 15 cm. Tiếp tục phủ nhẹ lên vị trí gieo hạt một lớp đất dày khoảng 5 mm. Sau khi gieo hãy để chậu ở nơi râm mát, không nhận ánh nắng trực tiếp.

Sau khoảng 7 – 15 ngày, cây bắt đầu lên lá non, bạn có thể cấy ra một chậu lớn hơn. Hãy thực hiện việc cấy vào những buổi không nắng hoặc buổi chiều mát.

4. Kỹ thuật tưới nước

Ở giai đoạn gieo trồng, bạn cần cung cấp nhiều nước cho cây, đặc biệt là các ngày đầu khi mới gieo. Bạn cần phun sương 3 lần/ngày để đất không quá khô và quá trình ra rễ cũng diễn ra nhanh hơn. Khi ấy bạn cũng cần đảm bảo đất thoát nước tốt, nếu không sẽ gây ra tình trạng ngập úng.

Ở giai đoạn trưởng thành, bạn chỉ cần phun sương 2 lần/ngày để giúp cây có đủ nước.

5.Kỹ thuật bón phân

Rau ngò gai là loài rau cần đất có nhiều chất dinh dưỡng. Do đó bạn cần thường xuyên bổ sung phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây, 2 lần/ tháng. Bạn bón lên bề mặt đất trồng 1 lớp khoảng 2cm phân trùn quế là được.

Tuy nhiên, nếu sử dụng đất sạch hữu cơ trộn sẵn thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề phân bón. Đất trồng này đã được bổ sung các chất dinh dưỡng và sau 60 ngày bạn mới có dịp bổ sung thêm phân hữu cơ.

6.Phòng sâu bệnh hại

Cây ngò gai sẽ bị vàng lá sau những ngày mưa kéo dài hay nắng gắt nhưng không được tưới đủ nước. Lúc này, bạn chỉ cần cắt bỏ những lá vàng đi, sau đó kiểm tra độ ẩm và sự thoát nước. Sau 7 – 10 ngày cây sẽ ra xanh tươi trở lại.

Cây thường ít bị sâu gây hại, nhưng bạn hãy thường xuyên nhổ cỏ và hạn chế tưới nước ban đêm để phòng trừ các sâu bệnh nhé!

 Thu hoạch

Sau khi gieo trồng từ 30 – 40 thì bạn có thể thu hoạch được. Bạn nên ưu tiên cắt những lá ngoài trước và chừa lại khoảng 3 – 4 cm tính từ gốc để cây tiếp tục sinh sôi nảy nở.

7. Công dụng của cây ngò gai

 Gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn

Ngò gai đã trở thành một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm của gia đình người Việt và là gia vị không thể thiếu trong các món ăn như canh chua,…đặc biệt là món ăn truyền thống – phở. Ngò gai thường được dùng để ăn sống hoặc được thêm vào sau các món khác do khả năng kích thích vị giác, khử được mùi tanh và mùi thơm dịu nhẹ.

Trị các bệnh nhiễm vi trùng

Theo Đông y, ngò gai có thể trị được bệnh cảm cúm, hạ sốt khi kết hợp với ngải cứu, rau tần ô. Bên cạnh đó ngò gai còn chữa được chứng hôi miệng, một công dụng không phải loài rau nào cũng có. Ngoài ra, rau ngò gai còn giúp hạ cholesterol trong máu khi sử dụng nước ngò gai thường xuyên.

 Làm đẹp

Ngoài việc là gia vị và là dược liệu, ngò gai còn là có công dụng trị được hiệu quả các vết nám da và mụn bọc. Đây có lẽ là những vấn đề thường gặp ở các chị em phụ nữ phải thường xuyên tiếp xúc với bụi đường.

DTF đã hướng dẫn cách trồng ngò gai đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao khi trồng tại nhà. Vì vậy, nếu có những thắc mắc về cách trồng cây ngò gai tại nhà, bạn đừng ngại liên hệ Hotline 0915.720.360 nhé!

Dgreenhome.com

*Xem thêm