Vào thời hoàng kim của cây cà phê lên ngôi với mức lợi nhuận cao. Thì cà phê được đầu tư chăm sóc rất đầy đủ. Trong những năm gần đây, khi cà phê rớt giá, người nông dân buộc phải giảm mức đầu tư về phân bón. Dẫn tới nhiều biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng. Cùng Dgreen đọc bài viết dưới đây!
• Thiếu đạm (N): Cây sinh trưởng phát triển kém. Cây thấp không cân xứng, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng trắng rồi tới vàng úa, bắt đầu từ lá già đến lá non. Thiếu đạm đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng. Dư đạm, Chồi non phát triển quá mạnh, nhiều chồi mọc ngược, cành vươn dài. Song rất nhỏ, yếu, đốt thưa. Bộ lá quá rậm rạp và có màu xanh tối, lá to nhưng lá mỏng, dễ rách, gãy. Chùm quả thưa, tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả cao.
Thừa đạm dẫn tới thiếu lưu huỳnh, kẽm, mangan …. hiệu suất thấp .
• Thiếu lân (P): Thể hiện rõ ở những lá già của cành nhiều quả. Lá có màu vàng chanh dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ chuyển sang màu đỏ sỉn đến nạu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần toàn bộ lá. Lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Thiếu lân làm rễ cà phê kém phát triển, hoá gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầm hoa.
Thừa lân. Thể hiện không rõ ràng, thừa lân thường dẫn tới thiếu những vi lượng như sắt, mangan .
• Thiếu kali (K): Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ. Sau chuyển thành các vệt màu nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ đỉnh lá xuống và sau đó bắt đầu rụng. Thiếu kali lá già rụng nhiều, quả rụng nhiều, quả nhỏ hạt lép.Thừa kali: Biểu hiện không rõ ràng, thừa kali dẫn tới thiếu magiê, canxi.
• Thiếu Canxi (Ca): Chóp lá cong không đều vào phía trong.
• Thiếu Magiê (Mg): Các gân lá có nhiều gân màu xanh đen Rồi phát triển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính. Sau đó loang rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu ôliu sang xanh lá mạ rồi sang màu vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, tiếp tới rụng lá.
• Thiếu lưu huỳnh (S): Lá cà phê chuyển sang màu vàng nhạt. Đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa lá bị uốn cong. Lá dòn, dễ gãy, dễ rách và lá chết từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt.
Thừa lưu huỳnh: Làm đất chua, làm hoà tan các ion kim loại độc như nhôm. Sắt làm bộ rễ cà phê bị tổn thương, rễ chuyển sang màu đen, có thể dẫn tới thối rễ, vàng lá.
• Thiếu kẽm (Zn): Lá ngắn, nhỏ có dạng hình lưỡi dao, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau. Các chồi phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu nhiều lá bị chết và rụng.
• Thiếu Bo: Các chồi non bị chết, chồi toả ra như cái quạt, lá biến dạng. Một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, ngọn lá có màu xanh ôliu hoặc xanh vàng.
Thừa Bo lá vàng úa, Open rải rác những đốm chết màu nâu trên lá .
• Thiếu Mangan: Cặp lá xoè ra cuối cùng chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt. Hay xanh ôliu thành màu vàng có đốm trắng.
Thừa Mangan: Cây bị nhẹ, phiến lá hoá vàng nhưng gân lá màu xanh. Khi bị nặng, lá nhỏ, lá hình mác, lóng bị rút ngắn, chồi ngọn thường bị chết và mọc ra chồi cấp 2, 3.
• Thiều đồng (Cu): Làm cây cà phê còi cọc, chồi non yếu, teo dần, bị nấm bệnh tấn công nhiều.
• Thiếu Sắt (Fe): Chùm lá đọt bạc trắng (bạch tạng) trong khi các lá dưới vẫn xanh bình thường. Hiện tượng thiếu sắt không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.
Đó là các triệu chứng thừa thiếu chất dinh dưỡng trên cây cà phê mà Dgreen tổng hợp được. Sau khi đọc xong bài này hi vọng bà con có biện pháp để chống lại chuyện thừa thiếu chất dinh dưỡng trên cây cà phê nhờ những triệu chứng nêu trên. Mọi thông tin về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vui lòng liên hệ Hottline 0915.720.360 để được hỗ trợ tư vấn tận tình!
Xem thêm: