Cách xử lý xơ dừa trồng lan có thể bạn chưa biết

Viên nén trùn quế – xơ dừa là một loại giá thể rất được ưa chuộng trong giới trồng hoa lan. Nếu bạn là người mới thì chắc chắn sẽ được khuyên sử dụng xơ dừa làm giá thể trồng cây. Vì đây là loại giá thể sạch, nhiều công dụng và thân thiện với môi trường. Dùng giá thể viên nén trùn quế xơ dừa thay thế đất là cách trồng cây phổ biến đem lại hiệu quả cao. Nhưng đối với xơ dừa, trước khi làm giá thể trồng cây phải được xử lý thật kĩ để loại bỏ các chất có hại cho phong lan. Dgreen chia sẻ với mọi người cách xử lý xơ dừa trồng lan dễ hiểu!

Cách xử lý xơ dừa trồng lan

1/ Tại sao nên xử lý xơ dừa trồng lan?

Cách xử lý xơ dừa trồng lan

Cho những ai chưa biết thì trong xơ dừa có chứa hàm lượng Tanin và Lignin. Đây là 2 chất chát khó phân hủy gây cản trở hấp thụ dinh dưỡng của cây. Nếu sử dụng xơ dừa chưa qua xử lý thì Tanin và Lignin sẽ vào trong đất nhưng không bị phân hủy, gây cản trở con đường vận chuyển dinh dưỡng và lưu thông khí của đất. Lâu dần cây sẽ bị còi cọc và nặng hơn là chết cây. Do đó trước khi lấy xơ dừa làm giá thể trồng lan thì phải thực hiện xử lý xơ dừa đúng cách.

Tanin thì tan trong nước còn Lignin thì chỉ tan trong kiềm hoặc dung môi. Cách xử lý giá thể này không hề khó nhưng phải làm đúng kỹ thuật, lặp lại nhiều lần để rửa sạch được Tanin và Ligning. Cách xử lý xơ dừa chi tiết ở ngay dưới đây.

2/ Cách xử lý xơ dừa trồng lan với các bước

Bước 1: Chọn xơ dừa

Xơ dừa không khó tìm mà lại hoàn toàn miễn phí. Chọn cùi dừa đã già thay vì dừa nước hoặc dừa xiêm, ưu tiên những quả nhiều xơ và ít mùn vụn. Chọn được những quả như vậy thì sẽ làm được xơ dừa chất lượng, thẩm mỹ và có độ thấm hút nước tốt.

Sau khi tìm được vỏ dừa thì tiến hành làm sạch và loại bỏ đất bẩn. Đặc biệt sẽ sót lại phần cùi dừa nhưng mọi người chỉ cần dùng vòi nước xịt qua là được.

Bước 2: Chặt nhỏ xơ dừa

Tùy vào kích cỡ chậu trồng, cây hoa lan mà mọi người chặt xơ dừa thành từng miếng phù hợp. Thay vì chặt từng miếng thì bạn có thể xé nhỏ hoặc nghiền mùn.

Bước 3: Giảm độ chát của xơ dừa

Trước khi xử lý xơ dừa thì hãy tiến hành xả nước để giảm độ chát. Thực hiện bằng cách dùng nước sạch rửa qua xơ dừa và thấy rất nhiều nước màu nâu đục chảy ra.

Bước 4: Cách xử lý xơ dừa trồng lan

Đây là bước quan trọng để tạo ra giá thể tốt nhất cho cây lan. Cách xử lý viên nén trùn quế – xơ dừa không khó nhưng cần làm kĩ và xả nước thật sạch. Dựa theo đặc điểm Tanin chỉ tan trong nước, Lignin chỉ tan trong kiềm mà xử lý lần lượt. Đầu tiên ngâm xơ dừa với nước sạch sau đó ngâm với nước vôi.

Để xử lý Tanin hãy ngâm xơ dừa với nước từ 1 — 3 ngày tùy kích cỡ. Nếu xơ dừa nhỏ thì ngâm 1 — 3 ngày còn miếng dừa to thì cần ngâm lâu hơn để loại bỏ hoàn toàn chất chát. Chú ý nếu có nhiều xơ dừa nổi lên trên thì cố gắng dùng vật cứng để nén chúng xuống dưới để ngâm nước hoàn toàn và loại bỏ được Tanin. Ngâm xong thì xả lại với nước sạch rồi tiến hành xả Lignin.

Sử dụng nước vôi trong ngâm xơ dừa để xử lý Lignin. Thời gian ngâm có thể kéo dài 7 ngày giúp xử lý hết chát và những mầm bệnh khác có trong xơ dừa. Mỗi ngày đảo xơ dừa 1 lần để thay nước mới. Ngâm xong thì xả xơ dừa với nước sạch để làm sạch vôi. Để xả sạch vôi thì nên tiếp tục ngâm xơ dừa với nước sạch trong 1 ngày nhé.

Bước 5: Phơi khô giá thể

Xơ dừa trồng lan phải thật sạch, khô ráo tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bệnh phát triển. Hãy đem phơi xơ dừa đã xử lý dưới ánh nắng trực tiếp cho khô hẳn nhé.

Cách xử lý xơ dừa trồng lan

Để nhận biết xơ dừa đã thực sự xử lý kĩ hay chưa thì hãy quan sát những yếu tố sau đây. Đầu tiên là màu sắc, xơ dừa phải có màu nâu đỏ thì mới đạt chuẩn. Nếu xơ dừa chưa đạt màu nâu đỏ mà có màu vàng nhạt thì chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra bạn có thể nhận biết qua độ thấm hút nước, giữ ẩm. Xơ dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt, kiểm tra bằng cách đổ nước lên xơ dừa, nếu nước được thấm hút hết thì xử lý xơ dừa đã thành công. Đó là 2 cách nhận biết bằng mắt thường và có thể tự cảm nhận được. Nếu có máy móc thì nên đo độ EC và độ pH để chắc chắn hơn:

  • Xơ dừa chưa được xử lý có độ EC > 2.5, độ pH từ 5.5 – 6.5
  • Xơ dừa đã qua xử lý có độ EC ≤ 0.5, pH từ khoảng 6 – 7

3/ Cách trồng lan bằng xơ dừa đã qua xử lý

Trồng lan bằng xơ dừa để tăng độ ẩm, cải thiện độ tơi xốp đất. Ngoài ra xơ dừa giúl giảm trọng lượng của chậu đáng kể. Để sử dụng xơ dừa làm giá thể trồng lan cần chuẩn bị:

  • Chậu cây
  • Hoa lan
  • Xơ dừa đã qua xử lý
  • Than củi

Sau khi chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu, đầu tiên lót đáy củi khoảng 1/3 đáy chậu sau đó cho thêm lớp xơ dừa mỏng đã qua xử lý lên. Đặt cây hoa lan vào giữa chậu, cố định cho cây thẳng đứng rồi lấp thêm 1 lớp xơ dừa nữa lên chậu cây. Tưới ít nước để giữ ẩm cho giá thể trồng lan.

Trong quá trình trồng lan bằng xơ dừa nên bổ sung thêm dinh dưỡng. Vì bản thân xơ dừa không có nhiều dinh dưỡng. Nên bón phân hữu cơ trực tiếp cho cây để giúp cây phát triển tốt hơn.

4/ Ưu điểm của xơ dừa trồng lan

Cách xử lý xơ dừa trồng lan - ưu điểm và công dụng
>>> xem thêm: giải pháp trị bệnh thán thư trên hoa lan

Sử dụng viên nén trùn quế xơ dừa trồng lan thì hãy an tâm về độ hiệu quả và tạo điều kiện tốt nhất cho cây lan phát triển. Xơ dừa trồng lan với khả năng giữ ẩm tuyệt vời sẽ hạn chế khả năng cây bị mất nước, khô hạn. Ngoài ra xơ dừa còn giảm trọng lượng chậu giúp di chuyển một cách dễ dàng và thuận lợi. Nhờ vậy mà ta cũng giảm bớt được gánh nặng lên hoa lan. Đặc biệt nhờ đặc điểm nhẹ này mà ta có thể dễ dàng làm giàn cho hoa lan thay vì trồng chậu thông thường. Ngoài ra giá thể này cũng giúp giữ chất dinh dưỡng tốt, hạn chế thất thoát phân bón.

Bên cạnh đó xơ dừa trồng cây cũng có một số nhược điểm: dễ mọc rêu, dễ ngậm nước gây úng rễ. Vì vậy cần chú ý chế độ nước tưới để tránh làm xơ dừa ngậm nhiều nước, dễ mọc rêu và úng rễ. Chúc các bạn thành công. Mọi thông tin chi tiết liên hệ Hottline 0915.720.360 để được hỗ trợ

Dgreenhome.com