Những nguyên liệu bạn cần để trồng khoai lang tại nhà
Giai đoạn ươm:
- 1 củ khoai lang (bạn nên chọn quả săn chắc, không bị sâu bệnh, sẽ tốt hơn nếu củ chưa từng được bảo quản lạnh)
- 1 chiếc lọ to và cao đủ để ngâm một phần của củ khoai
- 1 cốc nước
- 3-4 cây tăm
Giai đoạn trồng xuống đất:
- Đất sạch
- Một chiếc chậu hoặc bồn cây
- Dụng cụ làm vườn (chĩa, bay, găng tay)
- Phân hữu cơ hoặc phân tan chậm
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định vị trí để ghim tăm cố định củ khoai
Xác định vị trí ½ của củ, dùng tăm hoặc que xiên thịt ghim đều xung quanh củ. Vết ghim cần sâu khoảng 1 – 1,5cm để đủ sức giữ cho củ khoai.
Mẹo:
Nếu củ bạn định gieo quá to, có thể ghim sâu hơn.
Nếu củ quá cứng, có thể dùng đinh nhọn để ghim một lỗ nhỏ, sau đó lấy tăm xiên vào.
Bước 2: Định vị củ khoai lang trong lọ nước
Đặt củ vào sao cho các que tăm nằm trên mép lọ với đầu nhọn của củ hướng xuống dưới. Đổ nước vào bình đủ ngập nửa dưới củ.
Bước 3: Chăm sóc để củ khoai mọc mầm
Đặt lọi cây trên bệ cửa sổ đầy nắng và thay nước vài ngày một lần. Đảm bảo giữ cho phần đáy của củ ngập trong nước.
Có thể mất một vài tuần hoặc thậm chí một tháng trước khi bạn thấy sự phát triển màu xanh lá cây nhú lên từ đầu củ. Các chồi riêng lẻ sẽ mọc ra từ củ được gọi là “mầm con”, và đây sẽ là những gì bạn sử dụng để tạo ra cây khoai lang mới.
Mẹo: Nếu nước máy của bạn chứa nhiều clo và các chất phụ gia khác, nó có thể ngăn củ mọc mầm. Nếu củ không mọc mầm, thay nước máy bằng nước cất hoặc để hứng nước để qua đêm, sau đó mới đổ vào lọ.
Khi củ khoai mọc mầm, về cơ bản bạn đã có một chậu cây thủy sinh. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục trồng trong nước, nên bón phân bón dạng lỏng (loại dùng để trồng cây thủy sinh) để cung cấp dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng củ khoai có thể bị hạn chế khá nhiều để phát triển. Và chắc chắn rằng, bạn không thể thu hoạch củ để ăn nếu trồng trong điều kiện thủy sinh.
Nếu muốn trồng củ khoai vào đất, hãy tiếp tục theo dõi bước tiếp theo
Bước 4: Gieo mầm non vào đất
Khi mầm đã bắt đầu nhú lá non, cẩn thận tách chúng ra khỏi “củ mẹ” bằng cách xoắn. Lúc này, bạn có thể thấy các mầm non đã lú ra rễ non.
Đặt mầm non vào một cái đĩa nông và chứa một ít nước. Rễ non sẽ tiếp tục phát triển từ đáy của mầm cây non trong một vài ngày.
Khi rễ non dài được khoảng 10cm, bạn có thể đem trồng vào bầu đất.
Bước 5: Trồng mầm khoai lang vào chậu.
Nếu bạn muốn trồng dây leo khoai lang làm cây trang trí, hãy tìm một chậu để bàn nhỏ. Khi cây của bạn đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, chúng sẽ sẵn sàng chuyển sang các chậu hoặc các bồn cây lớn.
Để trồng, bạn hãy lấp đất sạch chất lượng cao vào chậu. Không nén chặt đất; củ cần đất tơi xốp để phát triển lớn. Trộn một ít phân bón (phân bò vi sinh, hoặc phân tan chậm) vào bầu đất của bạn nếu nó chưa có phân bón. Sau đó, đào một lỗ ở giữa đất, đủ sâu để chứa phần rễ của mầm con. Nhẹ nhàng đặt mầm vào và vun đất lại xung quanh. Tưới nước kỹ lưỡng.
Khoai lang không thích môi trường đất quá ẩm ướt, vì thế không cần tưới nước hàng ngày. Bạn chỉ cần tưới sau 2-3 ngày, để đất có thể duy trì độ ẩm.
Đặt chậu ở ngoài trời nơi có ánh sáng hoặc ở ban công, sân thượng. Tùy theo loại khoai lang bạn trồng, nhưng trung bình từ 100-140 ngày là bạn có thể thu hoạch củ.
Đặt chậu của bạn ở nơi có ánh nắng trong nhà, và giữ cho đất ẩm nhưng không bị sũng nước. Để kiểm tra độ ẩm, hãy thọc ngón tay vào đất cho đến đốt ngón tay thứ hai. Nếu cảm thấy đất khô, hãy thêm nước. Nếu ngón tay bị ẩm, hãy đợi cho đến khi khô