Trầu bà chân vịt là loài trầu bà mang đến những ý nghĩa tốt đẹp trên phương diện cuộc sống cũng như trong phong thủy. Cách trồng trầu bà chân vịt cũng không quá phức tạp. Hãy tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt nhé!
1. Đặc điểm của cây trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt hay còn được gọi là trầu bà thanh xuân, trầu bà tay phật,… Trầu bà chân vịt thuộc loài cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao trung bình từ 70 – 150cm, có nhiều rễ khí sinh. Lá cây có màu xanh sẫm quanh năm, bản lá to, lá cách đẹp xẻ thùy sâu trông chiếc lá tựa như chân vịt, đồng thời các bẹ lá lớn ôm lấy thân cây, các tán mọc xen kẽ tạo nên hình tròn tự nhiên. Hoa của trầu bà chân vịt có dạng quạt mo nhỏ, trên cuống chung và mập.
2. Điều kiện sinh trưởng của cây trầu bà chân vịt
Trầu bà chân vịt là loài cây ưa ẩm nhưng không quen ướt sũng, vì vậy bạn cần chú ý đến việc tưới nước cho cây. Bên cạnh đó, cây rất ngại ánh sáng gắt trực tiếp từ mặt trời, cây có thể sống trong không gian có ánh sáng yếu nhưng lá vẫn xanh quanh năm
3.Ý nghĩa của cây trầu bà chân vịt
Ý nghĩa phong thủy
Trong phong thủy, cây trầu bà chân vịt sẽ mang đến sự hồng phúc và tại lộc cho người trồng và người được nhận. Sự xanh tươi quanh năm của lá và sự sum sê của tán lá sẽ giúp gia chủ thịnh vượng hơn về tài chính. Trầu bà chân vịt còn giúp người sở hữu thăng tiến trong công việc và học tập. Đồng thời, cây còn giúp gia tăng vận khí cho căn nhà cũng như vẻ sang trọng của kiến trúc.
Hợp với mệnh nào? Tuổi gì?
Trầu bà chân vịt không kị với mệnh nào. Tuy nhiên người mệnh Mộc và mệnh Thủy khi trầu cây trầu bà chân vịt sẽ như tiếp thêm sức mạnh, tài khí, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và sự thăng tiến trong công việc.
4.Chuẩn bị trồng cây trầu bà chân vịt
Chậu trồng
Tùy theo vị trí trưng bày và kích thước của cây để bạn chọn chậu. Bạn nên chọn chậu có kích thích phù hợp với kích thước cây để rễ cây phát triển tốt mà cũng tôn được vẻ đẹp của dáng cây. Bạn cũng có thể chọn màu cũng như hình dáng chậu để phù hợp với mệnh của bạn. Bạn cần chuẩn bị thêm một ít sỏi, viên đất nung để giúp cây thoát nước tốt hơn.
Đất trồng
Cây trầu bà chân vịt thích hợp với loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị đất theo 2 cách:
- Phối trộn theo tỉ lệ 5 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa
- Sử dụng đất sạch hữu cơ DGREEN đã được phối trộn sẵn chuyên dùng cho các loại cây trồng
Cây giống
Bạn có thể mua giống cây tại các trang thương mại điện tử, vườn ươm hay các cửa hàng cây kiểng uy tín. Cây giống phải là cây có kích thước vừa phải với vị trí trồng cũng như phải khỏe, không sâu bệnh gây hại.
5.Cách trồng cây trầu bà chân vịt
Bước 1
Khi mới mua cây giống về, bạn cần tách bao nilon ra khỏi bầu đất. Bạn hãy dùng dao cắt từ phía dưới rễ lên.
Bước 2
Cho sỏi, viên đất nung đã chuẩn bị vào đáy chậu. Sau đó cho thêm đất đã chuẩn sẵn vào chậu.
Bước 3
Đặt cây xuống và ấn chặt rễ cây, sau đó thêm một ít đất nữa là được. Cây mới trồng bạn không nên đưa ngay vào phòng lạnh hoặc đến vị trí trưng bày, như thế cây sẽ bị sốc nhiệt. Hãy để cây ở nơi râm mát, độ che phủ khoảng 50 – 60% để cây bắt đầu phát triển rễ. Sau khi rễ đã phát triển, bạn có thể đem cây đến vị trí tùy thích. Bạn đừng quên tưới nước để giữ ẩm cho cây nhé.
6.Cách chăm sóc cây trầu bà chân vịt
Ánh sáng
Cây trầu bà chân vịt ưa ánh sáng nhẹ và thích bóng râm, do đó, bạn có thể trồng cây trong nhà mà cây vẫn sống tốt. Chỉ cần thỉnh thoảng mang cây phơi dưới ánh nắng hoặc bật đèn huỳnh quang cho cây là được. Bạn cũng có thể đặt chậu cây ở gần cửa sổ, ban công hoặc nơi có nắng nhẹ hoặc được che rèm.
Nước
Cây trầu bà thanh xuân ưa ẩm nhưng không ướt sũng, nếu đất ẩm quá mức sẽ làm cây bị vàng và thối rễ và chết dần, trường hợp sử dụng nước máy để tưới cũng tương tự. Vì thế bạn nên sử dụng nước đóng chai để tưới và không nên tưới nước quá nhiều lần. Tốt nhất là 1 lần/ngày.
Phân bón
Bạn cần bổ sung thêm phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây định kỳ 1 lần/tháng. Nhưng nếu bạn sử dụng đất sạch đã phối trộn sẵn thì bạn chỉ cần bổ sung 1 lần sau mỗi 2 tháng vì trong 60 ngày cây đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Sâu bệnh hại
Bạn cần thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành, lá úa, hư hỏng nhặt lá bị rụng cũng như vệ sinh chậu và khu vực xung quanh chậu.
7.Cách nhân giống cây trầu bà chân vịt
Bước 1
Bạn hãy chọn 1 nhánh cây trầu bà to, có lá và thân khỏe mạnh, sau đó bạn cắt sát phần gốc, cả nhánh cây sau khi cắt sẽ có độ dài khoảng 15 – 35cm. Tiếp đến bạn bạn tỉa bớt những lá gần đoạn cắt để dễ cắm vào bình và cũng hạn chế cây bị úng ngay ở đoạn cắm.
Bước 2
Đổ nước vào bình thủy tinh sau đó đổ nước ngập 1/3 đến 1/2 nhánh cây là được. Cuối cùng, bạn nhỏ thêm dung dịch thủy sinh hoặc dung dịch kích thích ra rễ vào để kích thích sự ra rễ của cây. Sau khoảng 7-10 ngày cây sẽ ra rễ mới, lúc này bạn tiến hành thay nước cho chậu là được.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc trầu bà chân vịt. Sẽ thật thoải mái và an tâm khi trồng trầu bà chân vịt, một loài cây mang nhiều ý nghĩa tốt trong cả đời sống lẫn phong thủy. Vì thế, nếu có những thắc mắc, các bạn đừng ngại liên hệ qua Hotline 0915.720.360 nhé!
*Xem thêm