NHỮNG SAI LẦM LỚN NHẤT KHI LÀM VƯỜN

Giống như tất cả các công việc làm vườn khác, khi trồng rau rất dễ mắc phải những sai lầm và để có được một vườn rau tuyệt vời bạn cần có kinh nghiệm. Nó không đặc biệt khó, nhưng đôi khi thực vật rất khó đoán và bất hợp tác. Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến nhất thường mắc phải khi làm vườn rau và một số lời khuyên hữu ích.Hãy cùng  DTF tìm hiểu nhé!

1. Trồng quá sớm

Tất cả mọi người đều thiếu kiên nhẫn khi bắt đầu làm vườn. Bạn rất muốn chạm tay vào đất và bắt đầu gieo hạt vài tháng trước ngày sương giá cuối cùng. Tuy nhiên, những hạt giống nhỏ sẽ nhanh chóng trở thành cây con cao lêu nghêu, cây con đói, ốm và gầy. Chúng cần nhiều không gian hơn trong nhà và chúng trở nên căng thẳng nếu phải ở trong những chậu có ánh sáng hạn chế.

Ngay cả khi bắt đầu vườn rau bằng cách mua cây con giống, bạn không nên trồng chúng xuống đất ngay sau khi mang về. Hãy có kế hoạch để làm cây thích nghi dần và bảo vệ chúng nếu dự đoán thời tiết có sương giá muộn. Nếu không, bạn sẽ phải quay lại ngay vườn ươm để mua thêm cây giống.

2. Chọn vị trí trồng xấu

Không có kỹ năng làm vườn nào có thể khắc phục được tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời và nước trong vườn. Các loại rau trồng trong bóng râm thường kém năng suất hơn và cũng dễ bị sâu bệnh phá hoại. Nếu không có nguồn nước dễ dàng, việc tưới nước cho khu vườn của bạn rất bất tiện và bạn ít có khả năng thực hiện nó theo lịch trình thường xuyên.

Tạo cơ hội tốt nhất để thành công cho khu vườn của bạn bằng cách chọn khu vực vườn có ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời (tốt nhất là nắng buổi sáng) và dễ dàng tiếp cận với nước.

3. Sử dụng đất không có dinh dưỡng

Đây là lỗi rất nhiều người làm vườn gặp phải; điều này khiến cây kém phát triển dẫn đến còi cọc và không cho năng suất cao.

Bí quyết để có một vườn rau thành công là đất tốt. Đất tốt chứa đựng tất cả các loại sinh vật có lợi giúp biến đất thành một kho chứa các chất dinh dưỡng dễ tiếp cận đồng thời ngăn chặn các vấn đề gây hại. Thực vật cần hấp thụ nước, lưu thông không khí và chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại qua đất. Chúng phát triển mạnh khi có sự kết hợp các chất phù hợp cho rễ của chúng. Đất trồng rau là đất không chứa các chất ô nhiễm; sạch mầm bệnh; tơi xốp; thoáng khí; giữ ẩm cao và chứa nhiều sinh vật có lợi cho đất.

Để cải thiện đất hãy bón phân hữu cơ trùn quế khi kết thúc mùa; xới vào mùa sau; hoặc phủ một lớp dày lá vụn hoặc đất mùn. Lá từ từ thối rữa vào đất, tăng thêm sự phong phú và thu hút nhiều sinh vật có ích như giun đất hơn để giữ cho đất trồng khỏe mạnh.

4. Trồng quá dày, gieo hạt quá nhiều

Cây trồng quá đông ngăn cản luồng không khí, cản ánh sáng mặt trời, làm giảm khả năng quang hợp và thúc đẩy sâu bệnh. Đây là lỗi làm vườn rau mà nhiều người thường mắc phải nhất. Đừng đổ cả gói hạt giống vào luống vườn của bạn; đó là một sự lãng phí lớn. Trong hầu hết các trường hợp, hạt giống rau được bảo quản đúng cách có tỷ lệ nảy mầm cao và không cần phải gieo tất cả chúng xuống đất. Chỉ cần đảm bảo cung cấp cho cây nhiều khoảng trống để cây phát triển và sinh trưởng tốt.

Hơn nữa, nếu trồng cây quá dày, quá gần nhau sẽ khiến sâu bọ dễ dàng xâm nhập; các cây cạnh tranh nguồn dinh dưỡng khiến cho rau trở nên còi cọc, thiếu sức sống.

Điều quan trọng là phải hiểu kích thước trưởng thành và nhu cầu khoảng cách của từng cây (thông tin này thường có trên gói hạt giống) để đủ chỗ cho cây trưởng thành.

5.  Không chăm sóc thường xuyên

Việc làm cỏ, bón phân và tưới nước cần được thực hiện theo lịch trình thường xuyên, đặc biệt là tưới nước. Thực vật không thích cạnh tranh về nước và chất dinh dưỡng; cỏ dại lấp đầy sẽ làm nhiều cây còi cọc và giảm năng suất của chúng.

Nếu không có nước và thức ăn thường xuyên, cây trồng sẽ ngừng phát triển. Chúng chuyển sang chế độ tự bảo quản và không đậu trái hoặc chỉ đơn giản là ra hạt để đảm bảo sự truyền giống của loài.

Đừng tưới vườn vào giữa ngày. Đó là điều tối kỵ vừa lãng phí vừa nguy hiểm cho những cây trồng. Nước bốc hơi trước khi nó chạm đất vào một ngày nắng oi ả; và những giọt nhỏ đọng lại trên cây sẽ làm cho lá cây bị cháy và giòn. Thay vào đó, hãy tưới nước vào sáng sớm hoặc khi mặt trời bắt đầu lặn vào buổi tối.

6. Không chú ý đến thời tiết

Rất nhiều người làm vườn, thậm chí là những chuyên gia có thói quen phớt lờ Mẹ Thiên nhiên. Kiểm tra dự báo thường xuyên để nắm bắt được những thay đổi thời tiết có thể gây hại cho cây trồng. Một cơn bão đang đến? Đảm bảo rằng che chắn những cây có kích thước cao được bảo vệ hợp lý. Trời sẽ mưa trong vài ngày tới? Bỏ qua việc tưới nước ngay bây giờ. Nếu có sương giá bất ngờ qua đêm; bảo vệ cho cây trồng bằng cách che phủ chống rét.

7. Không thu hoạch

Nghe có vẻ vô lý, nhưng nhiều người làm vườn thường do dự trong việc thu hoạch khi mọi thứ đã sẵn sàng. Họ lo lắng rằng cây trồng chưa đủ nhiều hoặc chưa đủ lớn. Nhưng không thu hoạch khi rau đã đến thời điểm hái sẽ thực sự khiến vườn rau chậm lại. Dưa chuột sẽ không ra thêm quả hoặc ớt cũng không ra thêm trái nếu cành của nó đã đầy. Các loại thảo mộc, như húng quế basil và rau ngò, được hưởng lợi từ việc thu hoạch thường xuyên. Cắt bỏ phần ngọn của cây sẽ khuyến khích chúng phân nhánh và phát triển nhiều hơn. Thưởng thức rau của bạn khi chúng đang ở thời kì ngon nhất.

Nếu bạn đợi quá lâu để thu hoạch một số loại rau nhất định, chúng có thể giảm hương vị và chất lượng hoặc cây có thể kết hạt; biến bất kỳ phần ăn được nào trở nên đắng và không ngon. Trước khi bắt đầu mùa vụ, hãy biết cách thu hoạch mọi thứ và lên ý tưởng để bảo quản và sử dụng những gì bạn trồng được.

8. Thời gian thu hoạch sai cách

Gia đình bạn có thể ăn rau xà lách mỗi tối, nhưng trồng một hàng rau xà lách dài 10 mét sẽ không giúp bạn thu hoạch rau xà lách suốt cả mùa. Bạn phải thực hiện một số kế hoạch chiến lược để phân bổ thời gian trồng và thu hoạch thích hợp.

Có một số cách để làm điều này, bao gồm trồng kế tiếp và trồng các giống trưởng thành vào các thời điểm khác nhau. Trồng như vậy bạn sẽ có nhiều lứa trong suốt cả mùa mà không phải thu hạch với số lượng quá nhiều cùng một lúc.

9. Bỏ qua các vấn để nhỏ

Không phải mọi vấn đề trong vườn rau đều cần xử lý toàn diện. Trên thực tế, hầu hết là không nhưng bạn cần theo dõi cây thường xuyên. Nếu bạn thấy lá hoặc đốm vàng, hãy kiểm tra kỹ hơn và xử lý trước khi cả hàng cây bị bệnh. Côn trùng thích đẻ trứng ở mặt dưới của lá. Thỉnh thoảng kiểm tra chúng. Loại bỏ trứng trước khi chúng nở hoàn toàn có thể ngăn chặn được vấn đề.

Nhưng đừng quá thận trọng đến mức bạn luôn xịt thuốc trừ sâu khi có dấu hiệu hoặc muốn giết hết côn trùng. Có những loài côn trùng có ích trong vườn. Chúng tiêu diệt sâu bệnh hoặc giữ cho cây thụ phấn chéo. Vì vậy hãy luôn chắc chắn độ nghiêm trọng của các vấn đề trước khi xịt bất cứ thứ gì.

10. Mang cây nhiễm bệnh về nhà

Khi bắt đầu mua cây giống tại vườn ươm, hãy luôn kiểm tra cây cẩn thận trước khi thanh toán. Tránh mua những cây có vẻ ngoài ốm yếu và đừng nên mang về nhà những cây có dấu hiệu của côn trùng. Cấy ghép hoặc trồng cây trong chậu bị nhiễm bệnh sẽ đưa các loài gây hại cứng đầu vào khu vườn của bạn. Mang sâu bệnh vào nhà cũng làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh, có thể làm cây trong vườn của bạn bị tàn lụi. Chúc các bạn thành công!

Dgreenhome.com