HƯỚNG DẪN TRỒNG ỚT ĐƠN GIẢN NHẤT LẠI HIỆU QUẢ

Kỹ thuật trồng ớt trong chậu cho thu hoạch trĩu quả

Nhắc đến ớt chắc hẳn chúng ta không ai là chưa dùng qua một lần. Đây là một loại gia vị cực kỳ phổ biến trong ẩm thực hằng ngày của con người từ xa xưa. Chính vì thế mà việc trồng một cây ớt tại nhà để có thể sử dụng mỗi khi cần là điều nhiều người thích thú. Vậy cách trồng ớt như thế nào, làm sao để có thể thu hoạch ớt trong thời gian dài. 

1/ Đặc điểm và phân loại

Ớt có tên khoa học là Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ Cà. Ngoài ra, ớt còn có một số tên gọi khác như: lạt tiêu, lạt tử, hải tiêu,… Ớt là cây gia vị, thân thảo, được sử dụng để tăng vị cay trong quá trình chế biến thực phẩm.

2/ Thời vụ

– Vụ đông – xuân gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, trồng vào tháng 1 – 2, thu hoạch từ tháng 4 – 5 đến tháng 6 – 7 năm sau.

– Vụ hè thu gieo hạt từ tháng 6 – 7, trồng vào tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau.

Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng đất trống không trồng được lương thực, người ta có thể trồng ớt xuân – hè, gieo hạt từ tháng 2 – 3, trồng tháng 3 – 4, thu hoạch tháng 7 – 8.

3/ Chuẩn bị vật tư

– Giống

Một số giống ớt tiêu biểu được trồng rộng rãi tại Việt Nam: giống Phú Nông, giống Vinaseed,…

– Ớt sừng bò: được trồng rộng rãi ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ như Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên…Thời gian sinh trưởng của ớt sừng bò từ 110 đến 115 ngày, tùy theo vụ. Quả dài 10 – 12cm, đường kính quả 1 – 1,5cm. Khi chín màu đỏ tươi, trồng 35 – 40 ngày đã có quả.Nếu trồng riêng rẽ từng cây trong vườn thì ớt sừng bò có thể sống 2 – 3 năm.

– Ớt chìa vôi: được trồng phổ biến ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các tỉnh ven biển miền Trung. Thời gian sinh trưởng từ 115 – 120 ngày, cây cao 40 – 45 cm có 4 – 5 cành, mỗi cây cho 40 – 45 quả.

– Còn nếu bạn muốn trồng ớt chỉ để trang trí hay sử dụng xào nấu thì hãy trồng ớt ngọt, ớt chuông… những loại ớt này cho quả lớn, màu đẹp nó chỉ hơi hăng 1 chút nhưng cực bổ dưỡng.

Có thể mua hạt giống tại cửa hàng vật tư nông nghiệp, một số hạt giống uy tín bạn có thể tìm mua là:

Đơn giản hơn, bạn có thể mua trái ớt chín ở chợ để tự ươm hạt, nên chọn trái chín đều, cầm chắc tay, to, dài, không bị eo óp.

Ngoài ra, đối với những bạn chưa có kinh nghiệm gieo hạt thì có thể mua cây con về trồng, trên các hội nhóm, có rất nhiều người hiện đang cung cấp cây giống ớt.

– Đất

Ớt khá dễ trồng, cần loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, sạch khuẩn và thông thoáng, nếu chọn đất vườn nên chọn vị trí đất màu mỡ, không chứa cỏ dại, tàn dư thực vật. Bạn có thể tự chuẩn bị đất theo công thức: 4 đất thịt : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 1 trấu hun + rắc thêm 1 ít nấm đối kháng Trichoderma.

Đơn giản hơn, bạn có thể mua đất sạch hữu cơ DGREEN chuyên dùng cho rau ăn củ quả. Đất sạch hữu cơ giàu dinh dưỡng trùn quế, phân gà, tơi xốp, thông thoáng thích hợp với đặc tính sinh trưởng của cây ớt. Tìm hiểu thêm tại ĐÂY.

– Chậu

Nên chọn loại chậu có kích thước vừa phải 30 x 20 x 20cm, có lỗ thoát nước. Có thể trồng trong túi PE hoặc thùng xốp.

4/ Kỹ thuật trồng

– Ngâm ủ

Ngâm hạt ớt trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C, các bạn có thể pha 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh. Thời gian ngâm chừng 8 tiếng, sau đó vớt ra ủ trong khăn vải ẩm khoảng 8 tiếng, việc ngâm trong nước ấm sẽ giúp hạt ớt dễ dàng nảy mầm hơn.

– Gieo hạt

Chuẩn bị khay ươm giống, một số loại khay tự nhiên như vỏ trứng, khay trứng, hộp sữa, lon bia, lá chuối,… hoặc loại khay trồng chuyên dụng được bán nhiều ngoài thị trường.

Cho đất vào đầy khay, tạo các lỗ nhỏ giữa khay, gieo hạt đã ủ vào từng lỗ, mỗi lỗ 1 – 2 hạt. Sau đó phủ đất lên hạt đã gieo, tưới nước giữ ẩm ngày 2 lần.

Sau khi cho đất vào gieo hạt vào khay xong xuôi hãy đặt khay đó ở nơi ấm áp, nếu trời mưa bạn có thể sử dụng đèn điện chiếu vào để kích thích cho hạt nảy mầm sớm.

                                                               

– Trồng cây con

Khi cây có từ 4 – 5 lá thật ( khoảng 25 – 30 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng vào chậu lớn. Nếu trồng chậu tròn thì mỗi chậu trồng 1 cây, nếu trồng chậu dài thì thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

Nên tiến hành trồng vào buổi chiều mát, đặt chậu trong mát hoặc dùng mái che giảm bớt 50% ánh nắng khoảng 3 – 5 ngày rồi mới tăng ánh sáng để cây hồi xanh.

5/ Chăm sóc & thu hoạch

– Tưới nước

Bạn nên tưới nước một lần 2 ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời mùa hè, thời tiết khô hạn. Nếu gặp mưa thì 2 ngày nên tưới 1 lần. Cần thường xuyên theo dõi cây đất ẩm hay khô để nắm rõ tình hình. Từ đó có thể tăng giảm lượng nước cho thích hợp.

Để giữ đất luôn ẩm và không mất chất dinh dưỡng thì nên phủ thêm một lớp rơm rạ, hay cỏ khô ở gốc cây.

Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:

+ Rụng hoa, rụng trái

+ Cây phát triển kém

+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp

– Tỉa nhánh

Khi cây ớt cao khoảng 20 – 30cm thì tiến hành tỉa bớt cành nhánh. Tỉa bỏ các cành sát gốc, tỉa các lá già, lá úa để cây ớt tập trung dinh dưỡng phát triển thân chính.

Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Nhổ cỏ, xới đất, nâng đỡ cây

Nên thường xuyên nhổ cỏ dại, xới đất quanh gốc để đất tơi xốp và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng khi bón phân.

Chú ý, nếu cây ớt quá cao nên cắm cọc, cố định thân ớt vào cọc để giảm tỷ lệ đổ ngã.

– Bón phân: nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: phân đạm cá + phân gà hoai mục + phân ủ rác hữu cơ + bỏ thêm vỏ trứng

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: phân đạm cá + phun dịch chuối + phân trùn quế + phân gà + bổ sung thêm trấu hun, vỏ trứng

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: giảm lượng phân đạm cá + phân gà + phân trùn quế + dịch chuối + phân dơi

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: phân trùn quế + phân gà + dịch chuối

– Một số sâu, bệnh thường gặp

+ Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Phá hoại đọt non, lá non, là môi giới truyền các bệnh virus trên cây.

+ Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

+ Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Nếu bị nên ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non.

+ Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con đang ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi.

+ Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rải vào đất.

+ Bệnh thán thư

Trồng ớt để sử dụng thì nên hạn chế các loại thuốc hóa học, do đó bạn hãy thực hiện phòng chữa bệnh theo quy chuẩn sau:

Dọn sạch tàn dư, cỏ dại trước khi trồng.

Nhổ bỏ cây bệnh, bắt sâu hại tiêu diệt hoàn toàn.

Đảm bảo khoảng cách trồng giữa các cây thật thông thoáng.

Trồng xen canh các loại cây như hoa vạn thọ, hoa cúc, sao nhái, hành, tỏi,…

Phun các chế phẩm sinh học thường xuyên, 7 ngày một lần để đề phòng. Một số loại chế phẩm phổ biến là: tinh dầu neem, GE tỏi ớt, GE quế, nước thuốc lào,…

– Thu hoạch

Mất khoảng 2 – 3 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch. Ớt sẽ cho thu hoạch khoảng 35 – 40 ngày sau khi trổ hoa. Nên thu những trái chín đỏ hoặc trái bắt đầu chuyển màu, nhớ ngắt cả cuốn, tránh làm gãy nhánh. Sau khi thu hoạch chú ý bổ sung thêm phân bón để cây phục hồi nhanh. Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch ớt trong trong một khoảng thời gian dài.

Với bài viết này, DGREEN  đã chia sẻ đầy đủ những kỹ thuật để bạn có thể bắt đầu trồng những cây ớt xanh tốt tại nhà rồi đó. Cùng bắt tay trồng ngay nào! Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0915.720.360 bạn nhé!