CỎ DẠI LÀ BẠN CỦA NHÀ NÔNG

CỎ DẠI LÀ BẠN CỦA NHÀ NÔNG.
Bài viết này nói về lợi ích tuyệt vời của cỏ dại.
1. Cỏ dại giúp giữ ẩm và điều hòa nhiệt độ cho đất.
Cỏ bao phủ diện tích đất sẽ giúp ngăn cản sự bốc hơi nước của đất và cản các tia nhiệt từ mặt trời làm nóng đất.
2. Cỏ dại ngăn cản xối mòn và giữ chất dinh dưỡng cho đất.
Các trận mưa lớn sẽ không thể làm xối mòn đất vì cỏ đã cản lực của nước mưa, đồng thời, các rễ chi chít của cỏ sẽ giữ đất lại trước các dòng chảy của nước.
3. Cỏ dại cung cấp lượng dinh dưỡng khổng lồ cho đất.
Như chúng ta đều biết. Quá trình chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp của cây sẽ giữ năng lượng ở dạng tinh bột. Và chỉ thực vật mới làm được điều này. Tiếp đó là động vật ăn cỏ sẽ sử dụng năng lượng này để duy trì sự sống, và cứ thế. Phân động vật là phần thảy ra của động vật ăn cỏ sau khi hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ cỏ. Vậy, chất dinh dưỡng đã mất đi khá nhiều nếu như cỏ bị động vật hấp thụ. Hãy tưởng tượng, nếu như lượng dinh dưỡng này trực tiếp cung cấp cho đất có phải hay hơn ko ?
Nhiều người nghĩ cỏ sẽ giành dinh dưỡng với cây trồng. Sai. Vì cỏ chỉ sử dụng 1 ít dinh dưỡng trong đất thôi. Còn phần lớn là do quang hợp từ ánh sáng. Số lượng lấy đi thì ít mà cung cấp lại thì nhiều. Hãy nhìn các cánh rừng trên núi, làm gì có phù sa bồi đắp, có ai chăm bón đâu, nhưng đất đai thì phì nhiêu thì khỏi nói.
4. Cỏ dại giúp tạo môi trường tốt cho các loài vi sinh và động vật nhỏ có lợi cho cây trồng.
Từ lợi ích 1, 2, 3 ta có thể nói nhờ cỏ dại mà các loài vi sinh có môi trường thuận lợi để sinh sôi. Nhiệt độ ổn định, nước nôi, thức ăn đầy đủ, các loài vi sinh sẽ phát triển để chuyển hóa năng lượng cung cấp cho đất. Giun đất cũng là những sinh vật vô cùng hữu ích, chúng sẽ làm đất xốp lên cho không khí lưu thông trong đất để rễ cây thở.
5. Cỏ dại chống ngập úng.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với số 1. Nhưng không. Nguyên tắc thẫm thấu các chất từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp. Nếu nước mưa quá nhiều, đọng vũng, thì cỏ sẽ nhanh chóng hút nước lên và thoát ra ngoài mặt lá. Nước sẽ nhanh chóng rút đi. Đến khi độ ẩm vừa đủ cân bằng thì quá trình thoát nước sẽ chậm lại. Do mật độ nước đã cân bằng.
6. Cỏ dại nuôi sâu và tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
Mỗi loại cây đều chỉ bị một vài loại sâu tấn công. Và các loài cỏ dại cũng thế. Sâu ăn loại cỏ này thì ít khi ăn loại khác. Nhưng bướm thì lại giúp thụ phấn cho đủ loại cây.
Các loài thiên địch ăn sâu thì lại ăn nhiều loại. Cho nên khi có thức ăn, thiên địch sẽ sinh sôi nảy nở và giúp bảo vệ cây trồng.
7. Một số loại cỏ xua đuổi sâu hại, nấm bệnh cho cây.
Quy luật tương sinh tương khắc. Các loại sâu bệnh lại kỵ với 1 số loại cỏ. Nên khi trồng các loại này gần cây trồng, sâu bệnh sẽ kiêng kỵ mà tránh xa.
8. Một số loại cỏ có dinh dưỡng cao sẽ thu hút sâu bệnh về mình, nhờ đó cây sẽ bị ít hơn.
Khi môi trường sống cân bằng, lượng sâu hại và thiên địch ổn định. Số lượng sâu hại sẽ ở 1 con số dao động nhất định. Mà nếu số lượng này có thức ăn ngon hơn, tội gì chúng lại đi phá cây trồng của mình làm gì ?
9. Cỏ dại giúp cân bằng dinh dưỡng cho đất.
Cây cối hay thậm chí cỏ dại cũng không thể sống tốt nếu dinh dưỡng không cân đối. Nếu thừa đạm thì cây sẽ không cứng cáp, dễ bệnh, thừa kali thì cây sẽ èo uột ko lớn nổi. Nên, các loại cỏ dại sẽ nhanh chóng tự điều chỉnh mật độ của chúng theo nhu cầu dinh dưỡng tại vị trí đất thừa hoặc thiếu. Rồi chất dinh dưỡng chúng cung cấp lại cho đất sẽ tự động cân bằng
Nguồn: dgreenhome.com sưu tầm