KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH LONG

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH LONG

Cây thanh long là một trong những cây ăn quả quan trọng của nước ta. Là loại cây đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu quả tươi của Việt Nam trong những năm gần đây.

ĐẶC ĐIỂM :
Cây thanh long là loại cây nhiệt đới,thíc hợp với khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi ,không chịu được úng. Là cây thân bó cần có trụ đỡ, thời gian trồng sau 2,3 năm sẽ ra trái. Có thể trồng câu thanh long trên nhiều loại đất như : đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn, đặc biệt đất phải thoát hơi nước tốt.

CHỌN GIỐNG :
Giống cây thanh long rất đa dạng như thanh long ruột trắng,thanh long ruột đỏ và ruột vàng đều rất phổ biến. Giống thanh long ruột trắng thì sinh trưởng mạnh hơn, trái to và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng.

KỸ THUẬT TRỒNG :
Đối với vùng đất cao( như Bình Thuận, Vũng Tàu,Đồng Nai ..)đa số đặc tính của đất ở các tỉnh này là đất xám bạc màu, đất cát pha hoặc đất núi, đất dốc dễ xói mòn,rửa trôi nên cần phải kết hợp bón nhiều phân hữu cơ như phân trùn quế Dgreenhom.com để cải tạo đất tốt. Chuẩn bị đất bao gồm cắm cọc,đào lỗ, xuống trụ. Sau khi chôn trụ xong,đào quanh trụ sâu 20cm; rộng 1,5cm; bón lót PHÂN HỮU CƠ TRÙN QUẾ phủ đất và đặt hom.
Đối với vùng đất thấp, nhiễm phèn ( như Tiền Giang, Long An…) đặc tính đất thấp cần phải lên liếp (mô) trước khi trồng. Liếp trồng phải cách mặt ruộg khoảng 40cm để đề phòng ngập nước trong mùa mưa. Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại.

TRỤ TRỒNG :
Để trồng được cây thanh long thì phải làm trụ xi măng cốt sắt hoặc dùng trụ gỗ, trụ gạch. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đag được sử dụng phổ biết nhất trong sản xuất với kích thước : cạnh vuông từ 12-15cm, cao 1,6-2,0m, chôn sâu 0,4-0,5m ( tuỳ thuộc vào vùng đất). Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh trụ từ 1,2-1,5m, phía trên có 2-4 thanh sắt đua ra ngoài 20-25cm được bẻ cong theo 4 hướng để làm giá đỡ cho cành thanh long sau này.

THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ KHOẢNG CÁCH :
Cây thanh long có thể trồng quanh năm, nhưng thường thời gian thíc hợp nhất là trồng vào khoảng tháng 10-11 dương lịch.
Cây thanh long là cây ưa sáng, nên cần nhiều ánh nắng và trồng ở mật độ thưa, từ 900-1.100 trụ/ha ( cây cách cây 3,0-3,5m; hàng cách hàng 3,0-3,5m) để đảm bảo cho việc đi lại, chăm sóc thuận tiện.
Ngoài ra có thể trồng thanh long xen với các loại cây như dứa, ớt hay rau ….

CHUẨN BỊ HOM GIỐNG :
Chọn những cành đại theo tiêu chuẩn sau : trung bình tuổi cành phải từ 1-2 năm tuổi trở lên. Chiều dài hom tốt nhất là từ 50-70cm, hom phải mập mạp, có màu xanh đậm, không có sâu bệnh hay khuyết tật gì. Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy,khả năng nảy chồi(mụt) tốt. Chọn hom xong,hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo,thời gian trong vòng 10-15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.

CÁCH TRỒNG :
Đặt 4 hom quanh bốn phía của trụ, cao hơn mặt đất 0,5cm để tránh thối gốc. Áp phần phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ để sau này hom ra rễ bám nhanh vào trụ. Dùng dây nilong hoặc dây vải buộc nhẹ hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, sau đó tưới nhẹ và phủ rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY THANH LONG :

**Chăm sóc định kỳ:
_Tưới nước : cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
_ Phòng trừ cỏ dại : phủ gốc che bằng cỏ,rác, cây phân xanh…để hạn chế cỏ dại. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2-3 lần.

**Cắt tỉa, tạo dáng :
_ Từ mặt đất đến đỉnh trụ chỉ chọn để lại một cành, trong thời gian này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi mưa, gió. Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bổ đều xung quanh trụ.
_ Nguyên tắc tỉa các cành mới trên đỉnh trụ sẽ được tỉa theo một cành mẹ ,2 cành con,chọn để lại cành to khoẻ. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán cành đã cho quả 2-3 năm.

** Xử lý hoa:
_Có nhiều biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ nhưng biện pháp thắp đèn là hiệu quả nhất. Thời gian thắp sáng liên tục từ 15-20 đêm tuỳ theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7-10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3-5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 52-54 ngày.
_Trước khi thắp đèn một tuần cần phải BÓN PHÂN TRÙN QUẾ để đạt hiệu quả cây ra hoa tỉ lệ cao nhất.

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG :

 Giai đoạn cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần ( đối với cây đã có dễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng DỊCH TRÙN QUẾ bón gốc, pha tỉ lệ 1 bắp chai/ 4 lít nước tưới vào buổi sáng hoặc chiều; 10 ngày /1 lần. Tuỳ vào tốc độ tăng trưởng của cây để tăng thêm số lần tưới dịch trùn quế ,giúp bổ xung chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
 BÓN PHÂN HỮU CƠ : sử dụng phân trùn quế bón dưới trụ ( lượng phân tăng theo tuổi cây và tuỳ theo đất) chia làm 2 lần bón.
_ Lần 1 : vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ(tháng 2-3 dương lịch)
_Lần 2 : tháng 9-10 dương lịch sau giai đoạn cho trái rộ, giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch.
Cách bón : xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15-30cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ,cỏ khô phủ gốc.
 Bón phân cho lá : để kích thíc cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái ,độ cứng tai trái và kích cỡ trái thì phải sử dụng phân bón lá. Loại phân bón lá phổ biến nhất trên thị trường được người dân sử dụng là DỊCH TRÙN QUẾ, pha tỉ lệ 1 nắp chai/ bình 8 lít nước. Chú ý ngưng phun bón lá trước khi thu hoạch 2 tuần.
🍎🍏🍅🍓🍊 Để có một vườn thanh long đạt hiệu quả cao việc chăm bón định kỳ cho lá và cho đất là rất cần thiết. Chúc các bạn thành công nhé !

Có thể là hình ảnh về đang đứng, hoa và ngoài trời