XƯƠNG RỒNG CÁCH TRỒNG ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

CÁCH TRỒNG XƯƠNG RỒNG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cách trồng xương rồng: Tất cả các giống xương rồng đều thuộc 1 họ thực vật cụ thể, nhưng nhiều loài trong số đó lại đến từ những môi trường sống rất khác nhau: những loài thuộc chi Ferocactus đến từ sa mạc, những loài xương rồng thuộc chi Echinopsis lại đến từ đồng cỏ Nam Mỹ, trong khí đó những loài thuộc chi Epiphyllum sống trong rừng rậm và thậm chí là ký sinh trên 1 số thân cây …

xương rồng rất đa dạngxương rồng ngoài tự nhiên
             Xương rồng ngoài tự nhiên

Tại sao chúng ta lại cần biết những điều này? tất nhiên, khi bạn càng hiểu biết bao nhiêu về xương rồng thì cơ hội thành công khi bạn trồng nó sẽ càng cao hơn.

Nếu may mắn sở hữu nhiều cây xương rồng đặc biệt, bạn hãy tìm hiểu thêm các loại cây mà bạn đang trồng

Cách trồng xương rồng

Tưới nước và bón phân:

Một số người nghĩ rằng xương rồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nước 1 lần 1 ngày. Dù trên thực tế, loài này vẫn được biết đến là có thể sống trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc xương rồng, cây chắc chắn sẽ khó phát triển.

Vào mùa trồng trọt, xương rồng cần được tưới nước và bón phân thường xuyên. Ở hầu hết các loài, giai đoạn tăng trưởng của xương rồng diễn ra từ mùa xuân đến hết mùa thu. Từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân khi nhiệt độ mát và thời gian chiếu sáng cũng giảm dần, xương rồng sẽ bước sang giai đoạn nghỉ ngơi (ngừng tăng trưởng).

Trong khi trồng xương rồng, bạn nên tưới nước cho chúng ít nhất mỗi tuần 1 lần. Một số loại xương rồng có thể cần nhiều nước hơn. Trong mỗi lần tưới, hãy để cho đất ngâm nước, rồi để nước thoát ra bằng lỗ thoát nước của chậu. Khi tới mùa trồng, thêm 1gram phân viên nén trùn quế  quanh gốc hoặc trộn giá thể trước khi trồng.

rễ xương rồngphân bón cho xương rồng
              Bón phân cho xương rồng

Vào khoảng thời gian nghỉ ngơi của xương rồng, có thể tăng khoảng cách giữa những lần tưới nước lên. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ nước để cây không bị héo. Nếu như xương rồng của bạn được đặt trong 1 căn phòng ấm vào mùa đông, bạn vẫn cần tưới nước cho chúng thường xuyên như vào mùa hạ.

Một lưu ý nữa là bạn không nên bón phân cho cây trong suốt thời gian chúng nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, một số cây xương rồng là những giống ưa lạnh nên chúng vẫn cần dinh dưỡng bình thường trong khoảng thời này

Bạn nên thay đất thường xuyên cho cây. Nếu có thể nên sử dụng nước mưa để tưới cho xương rồng hơn là nước máy.

Ánh sáng:

Hầu hết xương rồng đều ưa sáng. Nhưng không phải tất cả trong số chúng đều có thể chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Cường độ ánh sáng thích hợp sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh hơn. Xương rồng được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ có nhiều khả năng ra hoa hơn những cây khác.

Chậu trồng xương rồng:

Chậu nhựa và chậu gốm/đất sét là 2 loại chậu được biết đến nhiều và sử dụng phổ biến nhất. Xương rồng sẽ sống khỏe trong cả 2 loại chậu này.

>>>xem thêm: phân trùn quế là gì?

Đất trồng xương rồng:

Khi bạn mua xương rồng về, các shop cây cảnh sẽ tạo sẵn cho bạn loại đất phù hợp. Bạn cũng cần biết cách tạo ra hỗn hợp đất này để sử dụng khi thay đất định kỳ cho cây. Một đặc điểm cơ bản mà hỗn hợp đất trồng xương rồng nên có là: “khả năng thoát nước tốt”. Cách tốt nhất để đạt được điều này là thêm sỏi và cát vào trong hỗn hợp đất. Tỷ lệ chuẩn được nhiều người áp dụng hiện này là: 1/3 sỏi + 1/3 cát + 1/3 đất.

Có nhiều người tạo ra hỗn hợp đất riêng cho cây của mình bằng trộn giá thể hữu cơ chứa các thành phần đa trung vi lượng cho cây trồng

          >>>tìm hiểu thêm: dịch trùn quế là gì?

Thay đất trồng:

Để cây có sức khỏe tốt nhất, chúng cần được thay đất hàng năm. Bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu cho việc này như việc: cây phát triển lớn hơn so với kích thước chậu, rễ bị đẩy lên khỏi chậu, có rễ mọc qua lỗ thoát nước …

Khi gỡ đất cũ từ rễ hãy làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận để giảm thiểu thiệt hại tốt nhất cho rễ. Bạn có thể dùng 1 cái gậy mỏng như đũa chẳng hạn để làm việc này nhanh chóng hơn. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn kiểm tra đất trồng cũ có bị sâu bệnh hay không? Nếu phát hiện bất kỳ rễ nào bị khô hay chết hãy cắt tỉa chúng ngay đi.

Đặt lại cây vào chậu mới, kiểm tra xem các lỗ thoát nước của chậu có hoạt động tốt không? Sau đó cho hỗn hợp đất mới vào, lưu ý là đừng tưới cây ngay. Hãy cho xương rồng được nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời trong 1 – 2 tuần trước khi tưới nước. Điều nay sẽ giúp cho các gốc rễ của cây không bị tổn thương. Nếu rễ ướt thì rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Sâu bệnh gây hại

Xương rồng là loài rất dễ trồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị sâu bệnh. Bọ trĩ, giun tròn, rệp sáp, ốc sên … là những tác nhân có thể gây bệnh đối với cây xương rồng của bạn.

Rệp sáp:

Các loài côn trùng nhỏ hay rệp sáp có chiều dài khoảng 3 mm, có 1 lớp bông hình bầu dục bao phủ. Chúng sống trên cả những cây trường thành và cây con. Xương rồng nếu bị nhiễm rệp sáp sẽ bị suy yếu, ngừng phát triển và cuối cùng là bị thối rữa.

Rệp sáp có lớp phủ bằng bông trên cơ thể giúp bảo vệ chúng khỏi thuốc trừ sâu. Bạn có thể tiêu diệt chúng bằng một miếng bông tẩy được nhúng vào cồn hoặc rượu, rượu sẽ làm tan chảy lớp phủ và làm mất đi khả năng tự vệ của chúng.

Sâu bệnh:

Sâu bệnh ăn thân của cây khiến thân cây xuất hiện các đốm vàng rồi chuyển sang màu nâu gỉ tạo thành sẹo. Cây bị suy yếu dẫn đến nhiềm trùng thứ phát do nấm, vi khuẩn hoặc virut.

Sâu bệnh vốn rất ghét bị ướt và thuốc nền bạn có thể tưới nước và phun sương cùng thuốc trừ để phòng và chữa các loại sâu bệnh

Hy vọng rằng những thông tin về cách chăm sóc xương rồng mà Dgreen cung cấp sẽ hữu ích với những ai đam mê và yêu thích xương rồng. Chúc bạn chăm sóc xương rồng thành công!

——————————————————————————————–

DTF – NHÀ CUNG CẤP PHÂN BÓN HỮU CƠ TRÙN QUẾ DGREENHotline hỗ trợ0993505888Emailduydtf@gmail.com

Khu vực sản xuất miền Bắc: Hà Nội

Khu vực sản xuất miền Nam: Củ Chi

Hệ thống bán lẻ và phân phối trên toàn quốc.