THÁNG 3 MÙA HOA BƯỞI

MÙA HOA BƯỞI ,MÓN QUÀ TINH THẦN TRONG TÔI

Trong cái nắng hiu hắt nhè nhẹ của mùa xuân,nơi tôi bỗng dịu dàng hơn với mùi hoa bưởi thoang thoảng khắp cả một khu vườn, mùi nhẹ nhàng, dễ thấm, dễ đi vào lòng người. Mặc cho không được rực rỡ, không kiêu sa đài các như mẫu đơn, hải đường, phù du….

Mùi hương khiến ai cũng phải dừng chân lại

Cây Bưởi trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới nước mùa nắng.

Nhiệt độ: 23-29oC

Ánh sáng: 10.000-15.000 lux, tương đương nắng lúc 8-9 giờ sáng hoặc 2-4 giờ chiều.

Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng không chịu ngập úng. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g muối/lít nước).

Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác sâu ít nhất là 0,6m. Đất cần tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, độ ẩm đất 70-80%, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m. Những cây trồng dưới mặt đất dễ bị vàng lá, chậm phát triển, năng suất giảm là do trồng lâu năm gốc cây bị lún, rễ bị đất lấp, cây thiếu sức sống và tốn nhiều công chăm sóc. Do đó, cây bưởi cần được trồng trên mô cao, lồi rễ trên mặt đất, cây sẽ phát triển rất tốt.

Tưới nước trong quá trình trồng chăm sóc cây bưởi:

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.

Tỉa cành cho cây bưởi 
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm). Cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái. Các cành đang chéo nhau. Đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái. Nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây

 Bón phân trong quá trình trồng chăm sóc cây bưởi 
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

 Ở những năm gần đây dòng sản phẩm phân trùn quế là dòng sản phẩm được người dân ưa chuộng hữu ích nhất dùng cho chăm sóc cây bưởi.Giúp kháng bệnh trên cây bưởi và kích thích đậu hoa trái hơn. Sau một thời gian thử nghiệm sử dụng sản phẩm phân trùn quế cho cây bưởi, người dân trồng bưởi đã đưa ra phương pháp và cách bón phân, chăm sóci để đem lại hiệu quả  tốt nhất.

Tác dụng khi bón phân trùn quế cho cây bưởi:

Có 3 giai đoạn để bón,kết hợp phun tưới dịch trùn quế  và phân trùn quế cho cây bưởi như sau:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị hố trồng mới cho cây

Rãi 0.5 kg vôi vào hố sau 5-7 ngày tiến hành trộn đều 10-15kg phân trùn quế với 0.1kg NPK với đất đào từ hố, rồi lấp hố ủ từ 20-25 ngày. Sau đó, trồng cây từ bầu ươm bình thường.

  • Giai đoạn 2:+ Đợt 1: bón 0.5kg vôi với 0.5kg lân

                           + Đợt 2: bón 2-3kg phân trùn quế với 0.3kg, 0.3kg Kali

                           + Đợt 3: Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây bưởi giảm lượng bón như đợt 2 xuống

Ở giai đoạn này, người dân sẽ phun tưới dịch trùn quế cho cây bưởi theo định kì 20-25 ngày/lần. Chú ý, không phun dịch trùn khi cây đang ra hoa. Khi cây trong q

Mùa hoa bưởi

uá trình từ 1-3 năm tuổi, người dân sẽ tăng lượng phân trùn quế lên từ 5kg/cây(năm thứ 1); 10kg/cây (năm thứ 2); 15kg/cây (năm thứ 3). Bên cạnh đó, người dân sẽ theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để tăng lượng bón phân vô cơ với liều lượng vừa phải.

Tùy  vào tình trạng cây và năng suất thu hoạch để chia thành 5 lần bón phân trong vụ như sau:

+ Đợt 1: Sau thu hoạch, bón 10-20kg phân trùn quế, 0.5kg đạm, 0.5kg lân

+ Đợt 2: Trước giai đoạn cây ra hoa, bón 0.5kg đạm, 0.5kg lân, 0.5kg Kali

+ Đợt 3: Sau khi cây đậu quả, bón như đợt 2 nhưng giảm liều lượng dựa vào nhu cầu của cây.

+ Đợt 4: Nuôi trái, bón 0.5kg đạm, 0.5kg Kali, 3kg phân trùn quế/gốc.

+ Đợt 5: Trước thu hoạch 30 ngày, bón 0.5kg Kali

Đặc biệt, trong giai đoạn cây ra quả, người dấn sẽ tiến hành phun tưới kết hợp dịch trùn quế hoặc tưới gốc cho cây bưởi với liều lượng 1 lít/400 lít nước/100 gốc bưởi để nuôi quả, làm đẹp quả, tránh quả lép, méo mó và tránh tình trạng suy cây ở quá trình sau thu hoạch.

Lưu ý: Khi bưởi ra đọt non hay giông bão, không bón phân vì sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, làm cây suy kiệt.